Gỗ công nghiệp MFC cùng với MDF và HDF là các loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công nội thất. Vậy Gỗ MFC là gì? Có ưu nhược điểm như thế nào? Gồm mấy loại và được ứng dụng ra sao? Hãy cùng Nội thất An Lộc tìm hiểu ngay dưới đây:
1. MFC là gì?
Gỗ MFC (là tên viết tắt của từ Melamine Face Chipboard) là loại ván gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Ván MFC với cốt gỗ được làm từ ván gỗ ép hoặc ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) được phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.
- MFC OBS là ván gỗ dăm định hướng OSB, thành phẩm để tạo nên ván gỗ công nghiệp kết hợp với chất kết dính.
- MFC PB sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn,… để sản xuất. Sản phẩm ván dăm PB có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.
1.1 Cấu tạo ván gỗ MFC
Ván gỗ công nghiệp MFC thường có cấu tạo 2 phần: Phần lõi ép (tấm ván dăm) và lớp phủ Melamine.
- Phần lõi ép (Particle Board) hoặc ván dăm: Là phần nghiền nhỏ của những loại cây gỗ ngắn ngày được trộn với keo chuyên dụng. Hỗn hợp này sẽ được ép cứng tạo thành các tấm ván. Lõi ép này được nghiền từ gỗ thịt, sau quá trình xử lý và kiểm tra nghiêm ngặt mới tạo thành những tấm ván ép thành phẩm. Phần lõi ép này có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc khá tốt.
- Lớp phủ Melamine: Lớp phủ này thực chất là 3 lớp in hoa văn vân gỗ. Lớp melamine bên ngoài được in thành nhiều màu sắc và kiểu vân gỗ khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường cũng đã thịnh hành các loại ép in vân gỗ, nhựa PVC hoặc veneer. Các lớp phủ này được in rất đẹp và mang tới vẻ đẹp gỗ tự nhiên.
1.2 Kích thước và độ dày tiêu chuẩn ván MFC
Kích thước và độ dày tiêu chuẩn của gỗ MFC cơ bản gồm 3 size chính:
- Size nhỏ: 1220 x 2440 x (9 – 50)mm
- Size trung: 1530 x 2440 x (18/25/30)mm
- Size lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm
Tùy theo nhu cầu của khác mà kích thước ván có thể thay đổi cho phù hợp.
1.3 Quy trình sản xuất ván MFC
Quá trình sản xuất ván gỗ MFC được chia làm 11 bước, cụ thể:
- Bước 1: Dùng máy băm nhỏ thân gỗ tạo thành các dăm gỗ nhỏ
- Bước 2: Sấy ở nhiệt độ quy định
- Bước 3: Sàng lọc và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau
- Bước 4: Trộn lẫn với các chất kết dính
- Bước 5: Tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ
- Bước 6: Ép sơ bộ sau khi tạo hình
- Bước 7: Cắt theo độ dài tiêu chuẩn
- Bước 8: Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao
- Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh
- Bước 10: Mài nhẵn bề mặt
- Bước 11: Kiểm định chất lượng và hoàn thành sản phẩm
=>> Có thể bạn chưa biết: Chất lượng gỗ công nghiệp MFC được đánh giá bằng nồng độ chất có tên là Formaldehyde
1.4 Gỗ MFC có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. Phân loại gỗ công nghiệp MFC
Hiện nay, gỗ MFC được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Dựa theo đặc tính, gỗ MFC được chia ra làm 3 loại: loại thường, loại chống ẩm và loại phối 2 màu.
2.1 Gỗ MFC loại thường
Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu. Trong đó một số màu sắc nổi bật như: trắng, đen, xám nhạt, xám, chì,… Hoặc các màu vân gỗ như: Maple (gỗ Thích), Ash (Tần Bì), Oak (Sồi), Beech (Giẻ Gai), Teak (Giả Tị), Walnut (Óc Chó), Campho (Cẩm), Gõ Đỏ, Cherry (Xoan Đào),…
Thường được dùng để gia công nội thất ở các khu vực khô ráo: nội thất văn phòng, bàn làm việc, bàn họp, kệ sách, tủ tài liệu,…
2.2 Ván MFC lõi xanh chống ẩm
MFC chống ẩm hay MFC lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt do lớp keo đặc biệt. Ván MFC chống ẩm được sử dụng để sản xuất đồ nội thất tại những nơi có độ ẩm cao như: tủ bếp, tủ toilet, vách toilet… Các đặc điểm còn lại đều giống với MFC loại thường. Quý vị có thể phân biệt 2 loại gỗ này bằng cách kiểm tra trọng lượng, cụ thể:
- Ván MFC loại thường nặng khoảng 40 – 60 kg/m2.
- Ván MFC chống ẩm nặng khoảng 740 – 760kg/m2.
2.3 Loại phối 2 màu
Bên cạnh bản thường và bản chống ẩm, MFC còn cung cấp bản kết hợp hai loại trên. Ở thành phẩm, khách hàng khó phân biệt rõ ràng các đường nối giữa hai màu. Thiết kế nội thất từ gỗ được phối màu này rất sắc nét mang đến vẻ đẹp ấn tượng và thu hút.
3. Phân biệt gỗ MDF và MFC
Để so sánh MFC và MDF quý vị cần nắm rõ :
- Gỗ công nghiệp MFC: là cốt ván dăm đã được phủ bề mặt Melamine.
- Gỗ công nghiệp MDF: là cố gỗ chưa có bề mặt. Bề mặt phủ có thể được lựa chọn là Laminate, Melamine, Veneer, Acrylic, sơn bệt.
Có thể thấy MFC chỉ có một bề mặt phủ duy nhất là Melamine. Còn đố với gỗ MDF bề mặt phủ phong phú hơn, mỗi loại lại có nhiều mẫu mã khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn.
STT | Tiêu chí so sánh | MFC | MDF |
1 | Tên gọi | Ván gỗ dăm | Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình, độ kháng ẩm cao |
2 | Thành phần | Dăm gỗ | Gỗ sợi, bột gỗ |
3 | Tính đa năng | Khoảng 80 màu | Nhiều màu hơn do vật liệu phủ bề mặt phong phú hơn. Mỗi loại vật liệu phủ bề mặt lại có nhiều mã màu |
4 | Độ dày | Độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm
KT tiêu chuẩn 1200x2400mm |
Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm |
5 | Phân loại | Loại thường và chống ẩm | Loại thường, loại lõi xanh chống ẩm, lõi hồng chống cháy |
6 | Chống ẩm | Kém | Tốt |
7 | Giá thành | Rẻ hơn | Bình thường |
8 | Tính an toàn | Kém hơn | An toàn hơn |
9 | Ứng dụng | Nội thất nhà ở, văn phòng,… | Nội thất nhà ở, công trình, trang trí,… |
10 | Bề mặt | Đã được phủ Melamine | Có thể lựa chọn Laminate, Veneer, Melamine, Acrylic, sơn bệt tùy nhu cầu |
4. Bảng giá gỗ MFC phủ Melamine
Dưới đây là bảng giá gỗ MFC mới nhất mà An Lộc gửi tới để bạn tham khảo.
BẢNG GIÁ GỖ MFC PHỦ MELAMINE | |||
Độ dày | Xám, 100 | Vân gỗ, 101 | Đơn sắc |
9mm | 240.000 | 260.000 | 290.000 |
12mm | 295.000 | 320.000 | 320.000 |
15mm | 310.000 | 330.000 | 350.000 |
17mm | 340.000 | 355.000 | 370.000 |
18mm | 350.000 | 3600.000 | 390.000 |
18mm – chống ẩm | 430.000 | 450.000 | 470.000 |
5. Cách bảo quản gỗ MFC
Gỗ MFC nổi bật với độ bền cao, chống mối mọt và trầy xước tốt. Tuy nhiên, để đồ nội thất MFC luôn giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ quý vị hãy tham khảo một vài cách bảo quản sau:
- Luôn lau bụi, không để bụi tích tụ quá nhiều sẽ khó vệ sinh. Bụi dày là nguyên nhân sinh sôi nhiều vi khuẩn.
- Đánh bóng thường xuyên 3-4 lần/năm.
- Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
- Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
6. Ứng dụng của gỗ MFC
Màu sắc đa dạng, giá thành hợp lí cùng độ bền cao mà gỗ MFC phủ Melamine được ứng dụng rộng rãi trong nội thất gia đình. Đặc biệt là MFC chống ẩm. Chúng chủ yếu được sử dụng làm các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, tủ áo, kệ tivi, giường ngủ, cửa gỗ,… Mời quý vị cùng tham khảo một số sản phầm làm từ tấm MFC đẹp, sang trọng dưới đây:
Trên đây là những thông tin về gỗ công nghiệp MFC. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, Nội thất An Lộc là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất tại Việt Nam. Hãy liên hệ với An Lộc theo số hotline: 0966 176 288 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ công nghiệp | Gỗ Pallet | Acrylic |
Gỗ MFC | Gỗ Ghép | Veneer |
Gỗ MDF | Gỗ An Cường | Sơn PU |
Gỗ HDF | Melamine | Composite |
Gỗ Plywood | Laminate | Formaldehyde |
Gỗ Nhựa | Laminate Vân Đá | Gỗ tự nhiên |
Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin
Đỗ Xuân Toàn là kiến trúc sư kiêm CEO của Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất, ông luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp.