Gỗ ghép là gì? Có mấy loại? Bảng giá ván gỗ ghép

Gỗ ghép là loại vật liệu mới xuất hiện trên thị trường nhưng đang được ưa chuộng bậc nhất hiện nay. Vật liệu ghi điểm nhờ chất lượng ổn định cùng tính ứng dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây, Nội thất An Lộc bật mí những thông tin quan trọng về dòng gỗ ghép này. Cùng theo dõi nhé!

1. Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép (hay còn được gọi là gỗ ghép thanh hay ván ép thanh) là loại gỗ được làm bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ thành các tấm gỗ lớn hơn. Bằng một quy trình xử lý công nghiệp như hấp, sấy loại bỏ hoàn toàn mối mọt, ẩm mốc cho những thanh gỗ nhỏ đó. Sau đó đem đi bào, cưa, phay, ghép, phủ sơn để ra thành phẩm một thanh gỗ ghép nguyên tấm. Do đó, ván ghép vẫn mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, từ màu sắc cho đến đường vân.

Dù được tạo ra bằng gỗ tự nhiên nhưng gỗ ghép vẫn là một loại gỗ ván công nghiệp. Vì được tạo ra nhờ hệ thống máy ép cao tần hiện đại để giúp cho các miếng gỗ ghép chặt lại với nhau.

Hiện nay, châu Âu là khu vực có sản lượng gỗ ghép cao nhất với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Sau đó là châu Á và châu Mỹ. Trong đó, tại Châu Á, Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có công nghệ ván ép thanh tiên tiến nhất. Chỉ cần tạo mộng mà không cần dùng keo kết dính.

gỗ ghép là gì
Gỗ ghép với đầu gỗ đã được mài đục

1.1 Quy trình sản xuất gỗ ghép 

Gỗ ghép được sản xuất theo quy trình sau đây:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu đầu vào và phân chia thành các loại gỗ tiêu chuẩn
  • Bước 2: Các thanh gỗ được tẩm, sấy xử lý chống nấm mốc, mối mọt
  • Bước 3: Các đầu gỗ được tạo mộng rồi ghép lại với nhau bằng máy đã được lập trình. Sau đó tấm gỗ sẽ được dán keo để tăng thêm độ kết dính.
  • Bước 4: Xử lý bề mặt gỗ bằng cách mài, chà nhám
  • Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm và lưu kho

gỗ ghép nội thất

Mặt sàn với các thanh gỗ ghép với nhau

1.2 Phân loại gỗ ghép 

Dựa theo các tiêu chí: mặt gỗ, kích thước, độ dày và loại gỗ ban đầu mà gỗ ghép được chia thành các loại khác nhau. Cụ thể:

Theo loại mặt gỗ 

  • Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất. Bề mặt đẹp, không có đường đen hay mắt chế, màu sắc hài hòa. Loại gỗ này phù hợp với những không gian đòi hỏi tính thẩm mỹ cao hoặc để làm những sản phẩm có mẫu mã và chất lượng cao.
  • Gỗ ghép chất lượng A/B: Tấm gỗ có mặt tốt (mặt A) và mặt xấu (mặt B – có í đường chỉ đen và mắt chết, đường kính nhỏ hơn 5mm). Loại gỗ này thích hợp để sản xuất mặt bàn, cửa, tủ, vách ngăn,..
  • Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt tốt A và mặt gỗ B (chất lượn kém hơn mặt gỗ B). Mặt C có nhiều vạch đen, mắt xỉn màu, màu xấu. Loại gỗ ghép thanh này được dùng để lát sàn hoặc ốp tường.
  • Gỗ ghép chất lượng B/C: Là loại gỗ ghép kém chất lương, màu sắc không đẹp, gồm một mặt B và mặt C.
  • Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng kém nhất, 2 mặt C đều không có tính thẩm mỹ.

1.3 Các kiểu ghép phổ biến 

Hiện nay, trên thị trường có 4 kiểu ghép gỗ phổ biến:

Các kiểu ghép gỗ phổ biến
Các kiểu ghép gỗ phổ biến

1.4 Kích thước tiêu chuẩn

Độ ẩm 8 – 12%
Độ dày tiêu chuẩn 12, 15, 17, 20, 22, 25mm
Kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440mm, 1000mm x 2000mm

Sai số

Độ dày -0,0mm / + 0,3mm
Chiều rộng -0,0mm / + 5,0mm
Chiều dài -0,0mm / + 10,0mm

2. Ưu và nhược điểm của gỗ ghép

Ưu điểm

Các loại ván ghép mang ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, cụ thể:

  • Đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Gia công chắc chắn, cẩn thận nên có tuổi thọ cao, hạn chế bay màu.
  • Bề mặt có khả năng chịu va đập, chịu xước cực tốt nhờ trang bị lớp keo dán chất lượng.
  • Không bị mối mọt tấn công, ít cong vênh so với các loại gỗ thông thường.
  • Gỗ được kết hợp từ nhiều loại khác nhau nên thân thiện với môi trường. Giảm tải được như cầu sử dụng gỗ tự nhiên.
  • Tính ứng dụng cao, loại gỗ này có thể gia công thành nhiều đồ nội thất sang trọng, hiện đại.
  • Giá thành hợp lý phù hợp với đại đa số kinh tế của các gia đình.
ưu điểm và đặc điểm của gỗ ghép
Sàn gỗ ghép với vẻ đẹp tự nhiên

Nhược điểm:

Loại gỗ này vẫn có nhược điểm nhất định chính là có màu sắc không đồng đều. Chính vì vậy, gỗ ván ghép sẽ phù hợp với những không gian không quá chú trọng đến bố cục sản phẩm.

giá gỗ ghép
Chất lượng gỗ ghép càng tốt thì giá thành càng cao

3. Các loại gỗ ghép thông dụng trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có một số loại ván ghép thông dụng có thể kể đến như: gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép hay gỗ sồi ghép. Mỗi loại gỗ ghép lại có một đặc tính riêng phù hợp với từng sản phẩm nội thất khác nhau.

3.1 Gỗ thông ghép

Gỗ thông ghép được làm từ những thanh gỗ thông tự nhiên, được xử lý mối mọt cẩn thận à được lắp ráp trên dây chuyền sản xuất hiện đại. Đây là loại gỗ rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm sử dụng gỗ thông ghép như bàn, cửa,…

Gỗ thông ghép
Gỗ thông ghép

3.2 Gỗ ghép cao su

Một loại ván ghép phổ biến khác là gỗ cao su ghép. Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, ghế, cửa và tủ. Nhờ có màu sắc trang nhã mà gỗ cao su ghép rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, các loại gỗ ghép cao su phủ veneer sồi, gỗ ghép cao su phủ veneer xoan đào cũng rất được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ mà giá thành rẻ.

Gỗ cao su ghép
Gỗ cao su ghép

3.3 Gỗ sồi ghép 

Giá sỗ sồi khá cao trên thị trường. Ưu điểm của loại gỗ sồi ghép này chính là màu sắc bắt mắt, dễ ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau.

Gỗ sồi ghép
Gỗ sồi ghép

3.4 Gỗ tràm ghép 

Gỗ tràm ghép là một loại gỗ công nghiệp phổ biến với nguồn gỗ tràm tự nhiên. Qua quá trình tẩm sấy với trong điều kiện áp xuất cao nên đảm bảo được chất lượng và có khả năng chống mối mọt cực tốt.

Gỗ ghép tràm
Gỗ ghép tràm

5. Báo giá ván gỗ ghép 

Như đã đề cập ở phần trên, giá ván gỗ ép sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước, chất liệu và lớp sơn,… Từ đó, giá thành cũng khác nhau. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan, An Lộc xin chia sẻ bảng giá ván ghép tới bạn:

Báo giá gỗ cao su ghép

Bảng giá gỗ cao su ép
Tên hàng Kích thước   Giá thành
Cao su 8mm BC 1200 x 2400mm 430.000đ
Cao su 10mm AC 1200 x 2400mm  450.000đ
Cao su 10mm BC 1200 x 2400mm  420.000đ
Cao su 12mm AB 1200 x 2400mm 530.000đ
Cao su 12mm AC 1200 x 2400mm 500.000đ
Cao su 12mm BC 1200 x 2400mm 460.000đ
Cao su 15mm BC 1200 x 2400mm 570.000đ
Cao su 15mm CC 1200 x 2400mm  480.000đ
Cao su 17mm AB 1200 x 2400mm 660.000đ
Cao su 17mm AC 1200 x 2400mm 630.000đ
Cao su 17mm BC 1200 x 2400mm 600.000đ
Cao su 17mm CC 1200 x 2400mm 510.000đ
Cao su 18mm AB
1200 x 2400mm 670.000đ
Cao su 18mm AC
1200 x 2400mm 660.000đ
Cao su 18mm BC
1200 x 2400mm 620.000đ
Cao su 18mm CC
1200 x 2400mm 500.000đ
Cao su 20mm AB
1200 x 2400mm 810.000đ
Cao su 20mm AC
1200 x 2400mm 720.000đ
Cao su 25mm AC
1200 x 2400mm 930.000đ
Cao su 25mm BC
1200 x 2400mm 840.000đ
Cao su 25mm C
1200 x 2400mm 740.000đ
Bảng giá gỗ tràm ép 
Tên hàng Kích thước   Giá thành
Tràm 10mm AC 1200 x 2400mm
480.000đ
Tràm 10mm BC
1200 x 2400mm
370.000đ
Tràm 10mm CC
1200 x 2400mm 340.000đ
Tràm 12mm BC
1200 x 2400mm 430.000đ
Tràm 12mm CC
1200 x 2400mm 380.000đ
Tràm 15mm BC
1200 x 2400mm 460.000đ
Tràm 15mm CC
1200 x 2400mm 400.000đ
Tràm 17mm AC
1200 x 2400mm  650.000đ
Tràm 17mm CC
1200 x 2400mm 450.000đ
Tràm 18mm BC
1200 x 2400mm 510.000đ
Tràm 18mm CC
1200 x 2400mm 440.000đ
Tràm 25mm AC
1200 x 2400mm 910.000đ
Bảng giá gỗ thông ép
Tên hàng Kích thước  Giá thành
Thông 12mm AB
1200 x 2400mm 590.000đ
Thông 12mm BC
1200 x 2400mm 550.000đ
Thông 12mm CC
1200 x 2400mm 435.000đ
Thông 17mm AB
1200 x 2400mm 670.000đ
Thông 17mm BC
1200 x 2400mm 620.000đ
Thông 17mm CC
1200 x 2400mm 510.000đ
Thông 18mm AB
1200 x 2400mm 705.000đ
Thông 20mm AC
1200 x 2400mm 755.000đ
Đơn giá phủ bề mặt Veneer
Tên hàng Giá thành (giá phủ 1 mặt)
Phủ Veneer Sồi
120.000đ
Phủ Veneer Tần Bì
120.000đ
Phủ Veneer Xoan
75.000đ
Bề mặt keo và Melamine
Tên hàng  Giá thành (giá phủ 1 mặt)
Giá phủ Keo trong
45.000đ
Giá phủ Keo trắng
45.000đ
Giá phủ Melamine
70.000 – 90.000đ

6. Gỗ ghép và gỗ MDF có gì khác nhau?

Đây là 2 loại gỗ được ứng dụng trên không gian nội thất hiện nay. Các dòng gỗ này đều có sẵn trong tự nhiên thuộc khu vực rừng trồng. Do đó, để có cách nhìn căn bản, toàn diện về 2 loại gỗ bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí  Gỗ ghép Gỗ MDF 
Thành phần Thanh gỗ tự nhiên, keo chuyên dụng Sợi gỗ, bột gỗ, keo, chất phụ gia
Chống cong vênh Tốt Tốt
Chống mối mọt, nấm mốc Tốt Tốt
Chịu nước Tốt Kém hơn
Giá thành Đắt hơn Rẻ hơn
Thời gian gia công Lâu hơn Nhanh hơn
Tính đa dạng Có thể dán Veneer, Laminate, hoặc sơn phủ bề mặt Có thể dán Veneer, Laminate, hoặc sơn phủ bề mặt
So sánh ván ghép và ván MDF
So sánh ván ghép và ván MDF

Qua bảng so sánh, chúng ta có thể thấy gỗ ghép thanh có độ bền tốt hơn nhưng giá thành cũng đắt hơn gỗ MDF. Tùy vào kinh tế và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại gỗ cho phù hợp.

7. Ứng dụng gỗ ghép trong thiết kế nội thất

Để tìm loại gỗ có thể thay thế gỗ tự nhiên trong chế tác nội thất hiện nay thì không thể nhắc đến gỗ ghép thanh. Những đồ nội thất phổ biến trong đời sống gia đình như: giường, bàn ghế, sàn lát, ốp tường,…

7.1 Sàn gỗ, ốp tường 

Tấm gỗ ghép có độ cứng và độ bền tốt, ít bị mối mọt, cong vênh. Vì vậy, ván ghép thanh là lựa chọn phù hợp để lát sàn, ốp tường… Ngoài ra, giá thành của vật liệu này rất phải chăng nên quý vị có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khi thi công.

Sử dụng gỗ ghép thanh cho mặt sàn nhà phong cách Scandinavian
Sử dụng ván ghép thanh cho mặt sàn nhà phong cách Scandinavian
Gỗ ghép tường tạo điểm nhấn cho không gian phòng khách
Gỗ ốp tường tạo điểm nhấn cho không gian phòng khách

7.2 Giường ngủ gỗ

Giường ngủ từ ván ghép không chỉ chất lượng mà còn mang vẻ đẹp hiện đại và sang trọng.

Mẫu giường trệt sử dụng gỗ ghép tinh tế
Mẫu giường trệt sử dụng gỗ ghép tinh tế

7.3 Kệ tủ

Màu sắc vân gỗ đẹp mắt, đồng thời dễ di chuyển và tạo dáng cho kệ tủ gỗ ghép.

Kệ tử bếp gỗ ghép sang trọng
Kệ tủ bếp gỗ sang trọng

7.4 Bàn ghế gỗ ghép

Các sản phẩm bàn, tủ, ghế… làm từ gỗ ghép sang trọng, độ bền tốt và chất lượng vượt trội. Ứng dụng nhiều trong nhiều phong cách thiết kế.

bàn ghế gỗ ghép
Màu sắc và đường nét nội thất không kém gỗ tự nhiên

Gỗ ghép xuất hiện mang đến làn gió mới cho hệ thống các vật liệu thiết kế. Nội thất An Lộc sẵn sàng đưa ra những tư vấn thiết kế, thi công không gian làm từ gỗ ghép. Đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và xưởng đóng gỗ riêng biệt sẽ mang đến cho bạn không gian tuyệt vời nhất. Rất mong được phục vụ quý khách hàng khi có nhu cầu thiết kế nội thất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0966 176 288.

Đừng bỏ lỡ bài viết:

Gỗ công nghiệp Gỗ Pallet Acrylic
Gỗ MFC Gỗ Ghép Veneer
Gỗ MDF Gỗ An Cường Sơn PU
Gỗ HDF Melamine Composite
Gỗ Plywood Laminate Formaldehyde
Gỗ Nhựa Laminate Vân Đá Gỗ tự nhiên

Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin

Đánh giá nội dung này
Cập nhật lần cuối lúc: 15/03/2024 15:46 bởi Đỗ Xuân Toàn.

Đăng ký thiết kế tại Nội Thất An Lộc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
MIỄN PHÍ
Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công



    An Lộc sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi nhận được thông tin! Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 176 288

    0966.176.288
    Hotline An Lộc
    Chat Zalo
    Chat Facebook