Pơ Mu là cây gỗ quý hiếm tại Việt Nam và được nhiều người sành gỗ săn đón. Từ xưa mọi người hay truyền tai nhau về gỗ Pơ Mu có khả năng chống mối và xua đuổi được ruồi. Hiện nay, nhiều người sử dụng loại gỗ này để thiết kế ra những món đồ nội thất trong gia đình….
Vậy, gỗ Pơ Mu là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? Giá Pơ Mu hiện nay là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu với An Lộc trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về cây Pơ Mu
1.1. Gỗ Pơ Mu là gỗ gì?
Gỗ Pơ Mu (có tên khoa học là Fokieni) là một chi trong họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), trung gian giữa hai chi Chamaecyparis và Calocedrus. Ngoài ra, các tên thường gọi của Pơ Mu theo dân gian là Đinh Hương, Tô Hạp Hương. Hay theo từng vùng có tên đặc trưng như May Vạc (người thiểu số ở Lào Cai), Mạy Long Lanh (người Thái ở miền Tây Bắc và Thanh Hóa), Khơ Mu (Hà Tĩnh), Hòng He (người Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum).
Loại gỗ này có khả năng nổi trội chính là chống được mối mọt và mùi hương đặc biệt có thể xua đuổi được côn trùng. Chính vì vậy, ở trong ngành thiết kế nội thất cao cấp thì Pơ Mu rất được ưa chuộng.
1.2. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố cây Pơ Mu
Gỗ có nguồn gốc từ miền Đông Nam Trung Quốc (các tỉnh Chiết Giang, Quý Châu, Vân Nam và Phúc Kiến) tới miền Bắc Việt Nam (các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ), phía tây miền Trung Việt Nam (các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), và kéo dài về phía Tây tới miền Bắc Lào.
Cây gỗ Pơ Mu không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc Granit từ độ cao 900m trở lên.
1.3. Gỗ Pơ Mu thuộc nhóm mấy?
Trong bảng xếp hạng những loại gỗ ở Việt Nam thì gỗ Pơ Mu được liệt kê vào danh sách những loại gỗ thuộc nhóm IIA có vân đẹp, trọng lượng nhẹ và bền. Gỗ thuộc dòng cây rừng hiếm và được pháp luật đưa ra nghị định 32/2006/NĐ-CP hạn chế về việc khai thác để sử dụng cho mục đích thương mại.
1.4. Đặc điểm sinh thái cây gỗ Pơ Mu
- Chiều cao 25–30m đối với cây trưởng thành. Pơ Mu là cây thân gỗ lá thường xanh
- Vỏ cây màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm.
- Lõi gỗ Pơ Mu thật thường có màu vàng, không sơn, mịn, rất trong và đẹp, nhẹ, không có dấu hiệu cong vênh
- Lá của cây Pơ Mu rất đặc biệt bởi sự sắp xếp theo từng cặp đan chéo tạo thành hình chữ thập và có sự so le không đều đặn. Nếu để ý kĩ thì sẽ nhìn thất được đầu của những chiếc lá cây Pơ Mu đều có những chiếc gai nhỏ khá sắc. Sự mọc so le nhau tạo nên những vòng xoắn cùng mức và có chiều dài từ 2 – 5 mm, phía trên có màu xanh sẫm và đi dần về phía dưới sẽ có màu trắng.
- Nón đực có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15–25 mm và rộng 14–22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ hai.
- Quả chín sẽ tách ra thành nhiều vảy quả, mỗi vảy quả có 2 hạt và mỗi hạt đều có cánh mỏng.
- Mùi hương đặc trưng từ gỗ có khả năng xua đuổi côn trùng và chống ruồi muỗi hiệu quả.
1.5 Gỗ Pơ Mu có tác dụng gì?
Người Lào và người Dao dùng gỗ cây Pơ Mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phòng. Trước đây, gỗ còn được sử dụng để làm quan tài. Tại Việt Nam, Pơ Mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Do đó, gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng, đồ nội thất nhà ở.
Cây Pơ Mu là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1996. Sản phẩm chưng cất từ thân, lá và đặc biệt là từ rễ Pơ Mu, là tinh dầu được dùng trong hóa mỹ phẩm và y học.
2. Ưu, nhược điểm gỗ Pơ Mu
Ưu điểm
- Vân gỗ Pơ Mu đẹp mang tính thẩm mĩ rất cao vì vậy mà được nhiều người chọn để làm đồ nội thất trang trí.
- Gỗ có trọng lượng nhẹ và bền, chúng còn có thể chịu được độ ẩm cao.
- Không bị mối mọt và có thể xua đuổi được những loại côn trùng nhỏ.
- Khả năng chịu tác động ngoại lực tốt.
- Mùi hương nhẹ nhàng và dễ chịu.
Nhược điểm
- Thời gian sinh trưởng chậm nên khó có thể đạp ứng được nhu cầu trên thị trường.
- Vì là dòng gỗ quý nên có giá thành khá đắt đỏ nên chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện.
3. Gỗ Pơ Mu có tốt không?
Gỗ Pơ Mu là loại cây có họ hàng với gỗ Thông nhưng chất lượng gỗ cũng như giá trị của Pơ Mu thì được xếp vào hàng cao cấp hơn nhiều. Loại gỗ này cũng giống như những loại cây có dầu khác. Ban đầu khi mới màu gỗ sẽ là màu trắng và ngả dần sáng vàng khi sử dụng lâu.
Ngoài ra, Pơ Mu còn có khả năng chống mối mọt và có tác dụng xua đuổi những loại côn trùng nhỏ. Chính vì công dụng đặc biệt này nên loại gỗ này được ưu tiên sử dụng cho những đồ nội thất trong gia đình.
4. Gỗ Pơ Mu có mấy loại?
4.1. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ
Như đã nói, cây Pơ Mu tự nhiên có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, cụ thể gồm 3 loại là: Gỗ Pơ Mu Trung Quốc, Pơ Mu Việt Nam và Pơ Mu Lào. Mời quý vị theo dõi bảng sau để xem chi tiết:
Loại | Pơ Mu Trung Quốc | Pơ Mu Việt Nam | Pơ Mu Lào |
Đặc điểm | Trung Quốc chính là nơi phát hiện ra cây Pơ Mu đầu tiên vào năm 1908.
Cây mọc tự nhiên, 100% thuộc họ Pơ Mu Hoàng Đàn và gỗ có giá trị cao nhất. Gỗ có màu nâu vàng. Mùi thơm cũng nhẹ hơn so với giống cây trồng ở Việt Nam. |
Thân gỗ có màu vàng nhạt, vân gỗ dày đặc hơn, lượng tinh dầu chưa trong thân gỗ ở mức vừa phải, có độ đậm đặc tốt.
Giá trị cũng khá cao vì được trồng tự nhiên. |
Có giá trị và giá thành thấp bởi đa phần được trồng cây công nghiệp.
Gỗ có màu vàng trắng nhạt, vân gỗ ít. Mùi thơm rất nhẹ, hàm lượng tinh dầu thấp, lỏng. |
4.2. Dựa theo màu sắc
Gỗ Pơ Mu Đỏ
Quan sát bằng mắt thường Pơ Mu Đỏ có màu đậm hơn Pơ Mu Trắng. Màu gỗ phổ từ nâu đến đỏ trầm. Vì màu thịt gỗ tối nên các vân gỗ không thật sự nổi bật. Trong nội thất, Pơ Mu Đỏ được ứng dụng làm nội thất lớn như bàn ghế, tủ quần áo.
Gỗ Pơ Mu Trắng
Đặc điểm của Pơ Mu Trắng là có thịt gỗ màu từ vàng nhạt đến trắng với vân gỗ màu đậm hơn. Dòng gỗ này chủ yếu được sử dụng cho nội thất giường ngủ, tử kệ, trần nhà,… hoặc các đồ nội thất sáng màu.
5. Cách nhận biết gỗ Pơ Mu thật – giả đơn giản
5.1. Gỗ Pơ Mu tự nhiên
- Màu sắc: Gỗ có màu nâu ánh vàng hoặc nâu đậm. Vỏ cây mang màu xám, màu vàng và nâu. Thân cây sẽ dễ bị chóc vảy khi còn nhỏ và sẽ bị nứt ở độ tuổi đã trưởng thành.
- Vân gỗ: Thớ gỗ minh, đường vân gỗ đồng đều, hài hòa.
- Mùi hương: Rất nhiều người khi tìm hiểu về dòng gỗ này có tò mò “Gỗ Pơ Mu có thơm không?”. Như đã nói ở trên, gỗ có mùi thơm nhẹ đặc biệt và đây cũng là điểm nhận biết Pơ Mu thật một cách dễ dàng. Mùi hương của Pơ Mu được đánh giá cao bởi khả năng chống mối mọt và xua đuổi côn trùng.
5.2 Gỗ Pơ Mu giả
Thường dùng gỗ Kèo, gỗ Cao Su, gỗ Sồi,…để làm giả. Hay được bày bán ở các tiệm đồ gỗ có giá trị thấp. Gỗ được sơn màu vàng nhạt, không có vân hoặc vân được sơn giả, không có mùi thơm.
6. Giá gỗ Pơ Mu bao nhiêu tiền?
Gỗ Pơ Mu có đắt không? là câu hỏi được rất nhiều khách hang quan tâm khi tìm hiểu về loại gỗ này. Là dòng gỗ quý hiếm với nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền cao, màu sắc và vân gỗ đẹp mắt, có hương thơm tự nhiên xua đuổi côn trùng,… Nên giá Pơ Mu nằm trong phân khúc khá cao, khoảng 28-30 triệu/m3. Đắt nhất là Pơ Mu Trung Quốc, tiếp đến là Pơ Mu Việt Nam và cuối cùng là Pơ Mu Lào.
Giá Pơ Mu còn phụ thuộc vào các yếu tố như màu sắc, vân gỗ, tuổi thọ, kích thước của thớ gỗ,… Hoặc tùy thuộc vào nhu cầu thị trường sẽ có sự chênh lệch nhất định. Vì là loại gỗ quý và khan hiếm nên nhiều khi có tiền chưa chắc đã mua được.
7. Ứng dụng nội thất gỗ Pơ Mu
7.1. Sàn nhà gỗ Pơ Mu
Mùi hương của Pơ Mu rất nhẹ nhàng và không quá nồng. Nên khi quý vị ốp sàn gỗ Pơ Mu cho toàn bộ căn nhà thì không gian sẽ mang một mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Giúp chủ nhà trở nên thoải mái và thư giãn sau 1 ngày dài làm việc mệt mỏi.
7.2. Bàn ghế Pơ Mu
Pơ Mu có trọng lượng cũng như vân gỗ đẹp nên thường được sử dụng thiết kế nội thất phòng khách, bếp hoặc phòng ngủ. Khi ứng dụng gỗ vào làm bàn ghế gỗ Pơ Mu thường được những thợ thủ công trạm trổ rất công phu và tỉ mỉ. Chính vì vậy mà những họa tiết, đường nét trở nên đẹp, độc, lạ nhưng vẫn mang hơi thở truyền thống.
7.3. Bồn tắm gỗ Pơ Mu
Hầu hết tất cả những loại gỗ bình thường sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng bị mối mọt dù là ít hay nhiều. Tuy nhiên với công năng tuyệt vời của Pomu chính là chống mối mọt và côn trùng. Ngoài ra loại gỗ này còn chịu được độ ẩm cao nên rất phù hợp để làm bồn tắm gỗ.
7.4. Tủ bếp và giường gỗ Pơ Mu
Không chỉ dừng lại ở việc có thể thiết kế bàn ghế, bồn tắm và sàn gỗ thì Pơ Mu còn có thể làm được giường và tủ đẹp mắt. Những căn bếp được trang trí bằng tủ bếp gỗ Pơ Mu sẽ mang lại nét đẹp sang trọng và tinh tế.
7.5. Tranh và tượng
Thịt gỗ Pơ Mu rất mềm nhưng không bị xơ hoặc dai nên rất thích hợp để làm những món đồ thủ công như tranh hoặc tạc tượng. Gỗ có mùi hượng nhẹ nhàng nên chúng rất được yêu thích để làm những tượng gỗ hoặc tranh.
Trên đây là bài viết chi tiết về gỗ Pơ Mu đã được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho quý vị hiểu thêm về loại gỗ cao cấp và đặc biệt này. Nếu quý vị thấy có hứng thú và yêu thích những món đồ nội thất bằng gỗ, hãy liên hệ ngay với Nội Thất An Lộc để được tư vấn kĩ hơn nhé!
Đừng bỏ lỡ:
Gỗ tự nhiên | Gỗ Óc Chó | Gỗ Mun | Gỗ Hương |
Gỗ Sồi | Gỗ Thông | Gỗ Sưa | Gỗ Trắc |
Gỗ Lim | Gỗ Căm Xe | Gỗ Tần Bì | Gỗ Xoan Đào |
Gỗ Gụ | Gỗ Xá Xị | Gỗ Pơ Mu | Gỗ Đinh Hương |
Gỗ Mít | Gỗ Xà Cừ | Gỗ Chò Chỉ | Gỗ công nghiệp |
Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin
Đỗ Xuân Toàn là kiến trúc sư kiêm CEO của Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất, ông luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp.