Laminate là gì? Có ứng dụng như thế nào trong thiết kế nội thất? Người ta thường sử dụng Laminate trong gia công không gian nội thất ra sao? Tại bài viết dưới đây, An Lộc sẽ chia sẻ với quý vị thông tin đặc điểm và ứng dụng của Laminate. Cùng đón đọc nào!
1. Tìm hiểu về chất liệu Laminate
1.1. Laminate là gì?
Laminate là chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, hay còn gọi là Formica, có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Vật liệu bề mặt này có nhiều tính năng vượt trội như: chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện.
Formica chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như: kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…
Lịch sử ra đời của Laminate
- Chất liệu Lamianate ra đời trong bối cảnh năm 1992, khi mà tài nguyên thiên nhiên trong thời điểm gỗ bị khai thác đến mức báo động. Hai người Mỹ Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber đã nảy ra ý tưởng chế tạo ra Laminate.
- Ngay từ khi ra mắt, chất liệu này đã chiếm lĩnh thị trường Châu Âu. Laminate được cho là cưu cảnh của nhân loại, mở ra thời kì mới cho ngành nội thất hiện đại.
- Tính đến thời điểm hiện tại, Laminate vẫn giữ được ưu thế và phát triển nhờ những đặc tính nổi trội. Chúng xuất hiện trên thị trường nội thất từ Tây sang Âu và cả các nước Á Đông.
1.2. Ván Laminate là gì?
Đây là loại ván gỗ công nghiệp phủ lớp Laminate trên bề mặt. Cốt ván có thể là MDF, ván dăm MFC hoặc HDF. Ván Laminate có màu sắc đa dạng và đường vân gỗ tinh tế với độ bền cao. Các loại ván Laminate phổ thông có độ dày từ 0,5-1mm. Đối với loại đặc biệt có khả năng uốn cong thì độ dày thường là 0,5mm.
1.3. Gỗ Laminate là gì?
Không có loại gỗ nào tên là Laminate như nhiều người thường nhầm lẫn. Thực chất, khi người ta nói gỗ Laminate là ý chỉ gỗ công nghiệp phủ bề mặt Laminate.
2. Cấu tạo chất liệu Laminate
Bề mặt Laminate có cấu tạo bởi 3 lớp, được sản xuất trên công nghệ hiện đại HPL. Cụ thể như sau:
2.1. Lớp Overlay
Đây được nhận xét như một màng phủ bên ngoài của bề mặt Laminate. Lớp màng phủ này được cấu tạo từ Cellulose tinh khiết tạo nên độ sáng bóng, rắn chắc của bề mặt. Overlay tạo độ cứng cho bề mặt, giúp bề mặt chịu lực, chịu nhiệt, lau chùi một cách hiệu quả. Lớp keo dính Melamine trong suốt tăng tính ổn định giữa các lớp và bảo vệ tốt bề mặt Laminate.
2.2. Lớp Decorative Paper
Đây là lớp phim tạo màu mĩ thuật của bề mặt Laminate. Dưới công nghệ in ấn cùng lực ép nhiệt độ cao các họa tiết được in trên bề mặt này. Khi nhiệt độ cao lớp Overlay nóng chảy và kết dính chặt vào lớp phim mĩ thuật. Điều đó khiến bề mặt Laminate bền màu, phản ánh màu sắc hiệu quả.
2.3. Lớp Kraft Papers
Kraft Papers là lớp cuối cùng được cấu tạo từ nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau. Tùy theo không gian đặt bề mặt Laminate có thể tăng giảm lớp giấy nền thích hợp. Thực chất lớp giấy nền này được làm từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn.
3. Đặc điểm bề mặt Laminate là gì?
3.1. Ưu điểm
- Vật liệu có bề mặt chống xước, chống va đập hiệu quả. Khả năng ngăn ngừa ẩm mốc, vi khuẩn, ăn mòn được đánh giá cao.
- Mẫu mã đa dạng, có thể thiết kế hoa văn trên bề mặt Laminate một cách tùy thích.
- Có độ dẻo dai, dễ dàng uốn cong để phù hợp với nhu cầu thiết kế vật dụng nội thất.
- Màu sắc của Laminate có độ bền cao, đa dạng về chủng loại màu sắc (từ màu trơn, ánh nhũ, kim loại cho đến vân gỗ, vẫn nổi, vân đá,…)
- Dễ dàng thi công, lắp ghép ở các môi trường khác nhau.
3.2. Nhược điểm
- Vật liệu Laminate có giá thành cao
- Đòi hỏi sử dụng keo dán kỹ thuật hiện đại. Vật liệu đòi hỏi dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Dây chuyền ép nguội thích hợp gia công trên các bề mặt mỏng của sản phẩm.
4. Các loại bề mặt Laminate
Dựa vào đặc tính người ta phân tấm Laminate theo các tiêu chí sau:
4.1. Phân loại theo khả năng uốn cong
- Với tấm Laminate loại bình thường, không có khả năng uốn cong thì có độ dày là 0.5mm, 0.7mm, 0.92mm.
- Đối với tấm Laminate loại có khả năng uốn cong Post forming thì sẽ có độ dày là 0.5mm.
4.2. Phân loại theo tính chất bề mặt
Bề mặt Laminate phổ biến gồm: Laminate loại bóng và loại không bóng.
4.3. Phân loại Laminate theo màu sắc
Như đã nói, bề mặt Laminate đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Có 5 loại cho quý vị có thể chọn lựa đó là:
- Màu đơn sắc: Là những tấm Laminate có một màu duy nhất
- Laminate màu vân gỗ: Những tấm Laminate có họa tiết và màu sắc vân gỗ, giả gỗ.
- Laminate vân đá: Bề mặt của các loại vật liệu này giống như đá tự nhiên. Người ta thường sử dụng họa tiết của đã Granite, đá Marble.
- Màu giả da: Các tấm này có hình thức và màu sắc nhìn như da thật.
- Màu 3D: Đây là các mẫu gỗ Laminate có hình ảnh 3D sinh động.
5. Phân biệt Laminate và Melamine
Đặc điểm | Laminate | Melamine |
Màu sắc | Đa dạng và phong phú hơn Melamine. Ngoài màu cơ bản còn có thêm màu kim loại, màu ánh nhũ | Cũng đa dạng nhưng không phong phú như Laminate |
Độ dày | Dày hơn Melamine | Mỏng hơn Laminate |
Khả năng uốn cong | Uốn cong dễ dàng theo yêu cầu | Bị hạn chế về uốn cong, tạo dáng |
Giá thành | Đắt hơn so với bề mặt Melamine
Có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm laminate uốn cong (post forming) và tấm laminate High Gloss – HG đơn sắc |
Đắt hơn so với bề mặt Melamine
Có sự chênh lệch giữa màu sắc, loại vân, tấm laminate uốn cong (post forming) và tấm laminate High Gloss – HG đơn sắc |
6. Ứng dụng của Laminate là gì?
Vật liệu Laminate được sử dụng phổ biến trong không gian sinh hoạt của mỗi gia đình nhờ chất lượng bề mặt cùng tính ứng dụng cao. Ở mọi ngóc ngách nhà quý vị đều có thể thiết kế nội thất từ bề mặt Laminate. Dưới đây là một số gợi ý dành cho khách hàng:
- Cửa gỗ Laminate: khung cửa chắc chắn được trang hoàng bằng vật liệu Laminate. Điều đó tăng vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian gia đình.
- Tủ bếp gỗ Laminate: Tạo nên bề mặt từ vân gỗ tự nhiên, đóng mở tiện lợi, không bị cong vênh.
- Sàn gỗ Laminate: Sàn gỗ giúp bề mặt sáng mang lại sự thư thái, nhẹ nhàng tăng sự sang trọng cho không gian phòng.
- Ốp tường Laminate: Có thể trang trí mọi không gian và các thiết bị nội thất
7. Cách bảo quản bề mặt Laminate như thế nào?
Laminate là bề mặt có độ bền cao, khả năng chống chọi hiệu quả với môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khách hàng cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Lau bề mặt Laminate bằng khăn ẩm, tránh tình trạng để nước đọng trên bề mặt.
- Không nên dùng các vật dụng sắc nhọn khi lau chùi bề mặt
- Không nên để các vật dụng như bình hoa, vật trang trí tiếp xúc trực tiếp với bề mặt laminate.
- Không dùng chất tẩy rửa có nồng độ cao để lau chùi mà nên pha loãng dưới dạng nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chất liệu Laminate đã được An Lộc tổng hợp lại. Chúng là vật liệu bề mặt được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời Laminate là gì. Khách hàng mong muốn tư vấn thiết kế, thi công nội thất từ vật liệu Laminate có thể liên hệ Nội thất An Lộc qua Hotline 0966 176 288 để được hỗ trợ chi tiết.
Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin
Tôi là kiến trúc sư kiêm CEO của Công ty CP Kiến Trúc Xây Dựng và Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc nội thất, tôi luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp. Liên hệ với tôi để được tư vấn chi tiết nhé! Xem thêm