45 Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách, bếp, phòng ngủ

Trần thạch cao đẹp đang được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, không gian kinh doanh,… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều gia chủ chưa hiểu rõ về loại trần này. Bởi vậy, Nội Thất An Lộc đã đưa ra một số thông tin và 45 mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp. Mời quý vị cùng tham khảo:

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần nhà được làm từ các tấm thạch cao. Các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc bên dưới trần bê tông. Thành phần tạo nên trần thạch cao bao gồm: Khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư liên quan.

Trần thạch cao đẹp
Trần thạch cao đẹp

Mỗi thành phần đều đóng một vai trò chức năng quan trọng:

  • Khung xương: Giúp cố định hệ trần, giúp tăng tính chắc chắn để lên thạch vào và sơn bả.
  • Tấm trần: Thông qua vít chuyên dụng, tấm trần được liên kết trực tiếp với khung xương tạo ra độ phẳng cho trần.
  • Sơn Bả: Giúp trần có độ mịn, đều màu.

Trần thạch cao tốt, chất lượng thường có lõi được làm bằng thủy tinh. Sản phẩm trần kém chất lượng thường lấy lõi làm từ sợi đay hay sợ cước.

=>> Xem thêm:

Tại sao trần nhà thạch cao được ưa chuộng?

Những ưu điểm vượt trội giúp cho trần thạch cao được ưa chuộng sử dụng. Đó là khả năng cách âm, chống cháy, chống nhiệt, dễ dàng thi công và tính thẩm mỹ cao.

  • Khả năng cách âm: Thạch cao giúp giảm thiểu sự truyền tải âm thanh vào khoảng 32 – 60dB. Công trình sử dụng hệ thống tường, trần thạch cao là giải pháp cách âm tốt cho công trình.
  • Chống cháy: Lõi của thạch cao chứa gần 21% là các thành phần về mặt hóa học. Chúng có tác dụng làm chậm quá trình truyền nhiệt và sự lan truyền của lửa. Có thể nói đây là vật liệu cực kỳ hữu hiệu cho việc chống hỏa hoạn. Ngoài ra, tính cách nhiệt của tấm thạch cao cũng góp phần chống nóng và giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa vào mùa hè.
Cấu tạo trần thạch cao chống cháy
Cấu tạo trần thạch cao chống cháy
  • Thi công dễ dàng: Diện tích tấm thạch cao lớn nên có thể nhanh chóng phủ bề mặt. Thạch cao cũng là một vật liệu tương đối nhẹ, dễ thao tác. Thi công trần thạch cao cho một căn hộ chỉ cần khoảng từ 2 – 3 nhân công. Các vật dụng thường dùng cũng đơn giản với cưa, dao chuyên dụng, dụng cụ cầm thay và máy.
  • Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng: Có bề mặt nhẵn, mịn nhất trong tất cả các chất liệu có khả năng sơn phết, vẽ trang trí. Mặc dù là vật liệu nhẹ, nhưng lắp đặt lại có tính bền vững cao. Chủ nhân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hệ thống đèn, quạt trần.
  • Ngoài ra, loại trần này cũng có tính linh động, dễ dàng tháo lắp không ảnh hưởng đến cấu trúc trần, hệ thống dầm. Đây cũng là chất liệu không độc hại, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Tuổi thọ của sản phẩm cũng tương đồng với đồ nội thất, giúp chủ nhà tiết kiệm tối đa chi phí bảo dưỡng.

Có các loại trần thạch cao nào?

1. Trần thạch cao khung nổi

Trần thạch cao nổi, khung nổi (hay trần thả) là sản phẩm sau khi hoàn thiện người ta vẫn nhìn thấy một phần xương trần. Nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương. Khi thi công xong phần khung xương người thợ chỉ cần đặt thả tấm thạch cao nằm ngay ngắn trên khung xương. Bởi vậy mà nó còn có tên gọi khác là trần thạch cao thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.

Trần thạch cao khung nổi
Hình ảnh trần khung nổi trong thiết kế nội thất nhà ở

Ưu điểm: 

  • Việc thi công dễ dàng, đơn giản giúp tiết kiệm chi phí
  • Sửa chữa, tháo lắp dễ dàng, khi xảy ra sự cố chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng và thay bằng tấm mới.
  • Lắp đặt đường dây, thiết bị, hệ thống thông gió trên trần thuận tiện.
  • Trần ít bị co võng sau thi công khi thời tiết thay đổi.

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc thay đổi mẫu mã do sử dụng những tấm thạch cao có kích thước cố định.
  • Tạo cảm giác không gian như bị chia vụn với các trần kích thước nhỏ. Bởi vậy mà trần nổi thường ít được sử dụng cho các không gian nhỏ. Chúng thường được ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường.

2. Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Nói cách khác bạn sẽ không nhìn thấy phần khung xương này. Khi chiêm ngưỡng loại trần này bạn sẽ có cảm giác như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp.

Có hai loại trần chìm là trần giật cấp và trần phẳng:

2.1 Trần phẳng

Bề mặt trần sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng được gọi là trần thạch cao phẳng. Nó được kết cấu từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Loại trần phẳng trong nội thất văn phòng
Loại trần phẳng trong nội thất văn phòng

Ưu điểm:

  • Thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Sự giản lược về chi tiết giúp tạo cảm giác rộng rãi cho không gian.
  • Phù hợp để thiết kế nội thất căn hộ chung cư.

Nhược điểm:

  • Bị hạn chế về mẫu mã.
  • Nếu đội thợ thi công không chuyên nghiệp dễ bị lộ các lỗi. Chẳng hạn, việc xử lý các mối nối trong quá trình thi công không cẩn thận sẽ làm trần bị gồ lên hoặc sơn không đều. Chỉ cần đứng quay mặt về phía ánh sáng, lỗi này sẽ dễ dàng bị phát hiện.

2.2 Trần thạch cao giật cấp

Loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau gọi là trần thạch cao giật cấp. Đây là kiểu trần chứa nhiều giá trị nghệ thuật nhất.

Loại trần giật cất có tính thẩm mỹ cao
Loại trần giật cất có tính thẩm mỹ cao

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, kiểu mẫu đa dạng, tăng tính sang trọng, hiện đại và quyến rũ cho ngôi nhà.
  • Phù hợp với tất cả không gian, các phong cách thiết kế kiến trúc nội thất.

Nhược điểm:

  • So với trần nổi sẽ tốn nhiều công sức hơn do quá trình thi công phức tạp.
  • Phải sửa chữa toàn bộ nếu trần bị hỏng.

Ngoài việc phân chia theo cấu tạo, trần nhà thạch cao còn được chia theo chức năng và phong cách:

  • Theo chức năng: có trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm,…
  • Theo phong cách: Trần thạch cao hiện đại, cổ điển, tân cổ điển.

Mỗi một loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Người thi công cần phải khảo sát thật kỹ và lựa chọn loại trần phù hợp với công trình. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng cần phải lưu ý, nên lựa chọn tấm thạch cao của thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng.

Tổng hợp +45 mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách, bếp, ngủ

1. Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp

Mẫu 1 - Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu 1 – Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu 2 - Trang trí trần phòng khách đẹp, kiểu dáng sang trọng
Mẫu 2 – Trang trí trần phòng khách đẹp, kiểu dáng sang trọng
Mẫu 3 - Trần nhà cho phòng khách liền bếp. Mẫu này phù hợp cho các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hẹp.
Mẫu 3 – Trần nhà cho phòng khách liền bếp. Mẫu này phù hợp cho các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hẹp.
Mẫu 4 - Trần thạch cao phòng khách nhà ống phong cách tân cổ điển
Mẫu 4 – Trần thạch cao phòng khách nhà ống phong cách tân cổ điển
Mẫu 5 - Phòng khách nhỏ nên tạo điểm nhấn trên trần nhà
Mẫu 5 – Phòng khách nhỏ nên tạo điểm nhấn trên trần nhà
Mẫu 6 - Trần phòng khách đẹp, kiểu dáng hiện đại
Mẫu 6 – Trần phòng khách đẹp, kiểu dáng hiện đại
Mẫu 7 - Trần thạch cao phòng khách biệt thự
Mẫu 7 – Trần thạch cao phòng khách cho biệt thự
Mẫu 8 - Trần phòng khách chung cư màu vàng nắng
Mẫu 8 – Trần phòng khách chung cư màu vàng nắng
Mẫu 9 - Màu xanh nhạt của trần nhà giúp không gian phòng khách trở nên dễ chịu
Mẫu 9 – Màu xanh nhạt của trần nhà giúp không gian phòng khách trở nên dễ chịu
Mẫu 10 - Trần chìm giật cấp hiện đại cho phòng khách
Mẫu 10 – Trần chìm giật cấp hiện đại cho phòng khách
Mẫu 11 - Trang trí trần phòng khách đơn giản nhưng tinh tế
Mẫu 11 – Trang trí trần phòng khách đơn giản nhưng tinh tế
Mẫu 12 - Trần phòng khách chung cư
Mẫu 12 – Trần nhà đẹp đơn giản
Mẫu 13 - Trần phòng khách chung cư sử dụng ánh sáng làm điểm nhấn
Mẫu 13 – Trần phòng khách chung cư sử dụng ánh sáng làm điểm nhấn
Mẫu 14 - Trần phòng khách phong cách cổ điển sang trọng với những họa tiết độc đáo
Mẫu 14 – Trần phòng khách phong cách cổ điển sang trọng với những họa tiết độc đáo
Mẫu 15 - Trần phòng khách cổ điển màu vàng nắng
Mẫu 15 – Trần phòng khách cổ điển màu vàng nắng
Mẫu 16 - Trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu 16 – Trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu 17 - Trần nhà thạch cao phong cách cổ điển
Mẫu 17 – Trần nhà thạch cao phong cách cổ điển
Mẫu 18 - Trần nhà đẹp phòng khách
Mẫu 18 – Trần nhà đẹp phòng khách
Mẫu 19 - La phông thạch cao đẹp
Mẫu 19 – La phông thạch cao đẹp

=>> Tham khảo thêm: Các mẫu thiết kế nội thất phòng khách đẹp, sang trọng

2. Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng bếp

Mẫu 1 - Trần phòng bếp màu trắng, tạo điểm nhấn bằng ánh sáng
Mẫu 1 – Trần phòng bếp màu trắng, tạo điểm nhấn bằng ánh sáng
Mẫu 2 - Trần phòng bếp tân cổ điển
Mẫu 2 – Trần phòng bếp tân cổ điển
Mẫu 3 - Trần phòng bếp phong cách hiện đại
Mẫu 3 – Trần phòng bếp phong cách hiện đại
Mẫu 4 - Trần thạch cao phẳng đơn giản trong phòng bếp
Mẫu 4 – Trần thạch cao phẳng đơn giản trong phòng bếp
Mẫu 5 - Trần nhà giật cấp với điểm nhấn nằm chính giữa
Mẫu 5 – Trần nhà giật cấp với điểm nhấn nằm chính giữa
Mẫu 6 - Trần nhà đẹp, đơn giản cho phòng bếp và phòng ăn
Mẫu 6 – Trần nhà đẹp, đơn giản cho phòng bếp và phòng ăn
Mẫu 7 - Trần màu xanh nhạt cho phòng bếp kết hợp với chất liệu gỗ màu vàng tạo nên không gian hài hòa
Mẫu 7 – Trần màu xanh nhạt cho phòng bếp kết hợp với chất liệu gỗ màu vàng tạo nên không gian hài hòa
Mẫu 8 - Trần nhà phòng bếp với điểm nhấn là màu xanh của lá
Mẫu 8 – Trần nhà phòng bếp với điểm nhấn là màu xanh của lá
Mẫu 9 - Trang trí trần phòng bếp ấn tượng với họa tiết hiện đại
Mẫu 9 – Trang trí trần phòng bếp ấn tượng với họa tiết hiện đại
Mẫu 10 - Trần phòng bếp hiện đại với màu tím và trắng
Mẫu 10 – Trần phòng bếp hiện đại với màu tím và trắng

=>>Xem ngay: 21 Mẫu nội thất phòng bếp đẹp, hiện đại

3. Mẫu trần phòng ngủ

3.1 Mẫu trần phòng ngủ người lớn

Mẫu 1 - Trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển có hoa văn đẹp
Mẫu 1 – Trần thạch cao phòng ngủ tân cổ điển có hoa văn đẹp
Mẫu 2 - Trần phòng ngủ người lớn phong cách hiện đại
Mẫu 2 – Trần phòng ngủ người lớn phong cách hiện đại
Mẫu 3 - Trang trí trần nhà đẹp cho phòng ngủ
Mẫu 3 – Trang trí trần nhà đẹp cho phòng ngủ
Mẫu 4 - Đèn âm trần tạo điểm nhấn cho trần nhà phòng ngủ
Mẫu 4 – Đèn âm trần tạo điểm nhấn cho trần nhà phòng ngủ
Mẫu 5 - Ý tưởng trang trí trần phòng ngủ ấn tượng với hình ảnh bóng đèn sợi tóc
Mẫu 5 – Ý tưởng trang trí trần phòng ngủ ấn tượng với hình ảnh bóng đèn sợi tóc

>> Xem thêm: 19 Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ vạn người mê

3.2 Mẫu trần phòng ngủ bé gái

Mẫu 1 - Trần phòng ngủ bé gái màu hồng
Mẫu 1 – Trần phòng ngủ bé gái màu hồng
Mẫu 2 - Trần thạch cao màu trắng đơn giản cho phòng bé gái
Mẫu 2 – Trần thạch cao màu trắng đơn giản cho phòng bé gái
Mẫu 3 - Trần nhà đẹp, đơn giản
Mẫu 3 – Trần nhà đẹp, đơn giản
Mẫu 4 - Trang trí trần nhà phòng ngủ bé gái hình tròn
Mẫu 4 – Trang trí trần nhà phòng ngủ bé gái hình tròn
Mẫu 5 - Trang trí trần hình động vật cho phòng ngủ bé gái thêm sinh động
Mẫu 5 – Trang trí trần hình động vật cho phòng ngủ bé gái thêm sinh động

=>> Xem thêm mẫu phòng ngủ cho bé gái

3.3 Mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng bé trai

Mẫu 1 - Trang trí trần phòng bé trai với hình ảnh ô tô
Mẫu 1 – Trang trí trần phòng bé trai với hình ảnh ô tô
Mẫu 2 - Trang trí trần thạch cao hình mặt trời cho phòng bé trai
Mẫu 2 – Trang trí trần thạch cao hình mặt trời cho phòng bé trai
Mẫu 3 - Trang trí trần phòng bé trai với ô tô và mây trời
Mẫu 3 – Trang trí trần phòng bé trai với ô tô và mây trời
Mẫu 4 - Trang trí trần phẳng với trăng và sao cho phòng ngủ bé
Mẫu 4 – Trang trí trần phẳng với trăng và sao cho phòng ngủ bé
Mẫu 5 - Hình ảnh bầu trời sống động trên trần phòng ngủ cổ điển
Mẫu 5 – Hình ảnh bầu trời sống động trên trần phòng ngủ cổ điển

=>> Có thể bạn quan tâm: mẫu thiết kế phòng ngủ trẻ em đẹp

Báo giá thi công trần thạch cao mới nhất 2023

Dưới đây là bảng giá thi công trần thạch cao mới nhất 2023 của một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội và TPHCM. Bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo, để biết giá chính xác vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp:

BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO 2023
STT SẢN PHẨM TRẦN THẠCH CAO ĐVT ĐƠN GIÁ (VNĐ/M2)
Khung xương thường Khung xương Vĩnh Tường
1 Trần thạch cao phẳng, giật cấp m2 130.000 VNĐ 145.000 VNĐ
2 Trần thạch cao tấm thả m2 130.000 VNĐ 140.000 VNĐ
3 Trần thạch cao chịu nước (Tấm thả UCO – 4mm, 60X60cm) m2 145.000 VNĐ 155.000 VNĐ
4 Vách thạch cao 1 mặt (Tấm Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)) m2 185.000 VNĐ 200.000 VNĐ
5 Vách thạch cao 2 mặt (Tấm Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)) m2 200.000 VNĐ 230.000 VNĐ

Ngoài việc lựa chọn thi công trần thạch trao trọn gói. Quý khách cũng có thể tham khảo bảng giá tấm trần thạch cao Vĩnh Tường dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất:

BÁO GIÁ TẤM THẠCH CAO VĨNH TƯỜNG
STT TÊN TẤM THẠCH CAO KÍCH THƯỚC ĐƠN GIÁ (VNĐ/tấm)
1 Tấm thạch cao Vĩnh Tường Gyproc 1220 x 2440 x 9mm 100.000 – 200.000 VNĐ
2 Tấm thạch cao Vĩnh Tường Gyproc chống ẩm/chống cháy 1220 x 2440 (dày 7 hoặc 9mm) 150.000 – 300.000 VNĐ
3 Tấm thạch cao Vĩnh Tường Gyproc Duraline chịu va đập 1200 x 2440 x 13mm 300.000 VNĐ
4 Tấm thạch cao Vĩnh Tường Gyptone tiêu âm (lỗ vuông, lỗ tròn hoặc lỗ chữ nhật) 1220 x 2440mm 600.000 VNĐ
5 Tấm thạch cao Vĩnh Tường trang trí 600 x 600mm hoặc 600 x 1200mm 25.000 – 70.000 VNĐ

Lưu ý: 

  • Nội Thất An Lộc là đơn vị làm nội thất trọn gói, không thi công trần thạch cao đơn lẻ.
  • Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Bảng giá áp dụng cho đơn hàng trên 30m2. Công trình có diện tích nhỏ hơn 30m2 giá sẽ thay đổi.

Nguyên tắc khi thiết kế trần thạch cao phòng khách

Khi thiết kế trần thạch cao phòng khách cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Để từ đó có được trần phòng khách đẹp, chất lượng cao và an toàn.

1. Đồng bộ phong cách trần và không gian

Phong cách tổng thể của không gian cần phải lưu ý khi lựa chọn mẫu trần nhà phòng khách. Các mẫu trần phòng khách hiện đại không thể sử dụng cho không gian nội thất tân cổ điển, cổ điển. Bởi điều này sẽ khiến không gian mất đi sự cân bằng hay tính thẩm mỹ.

Trần thạch cao phòng khách tân cổ điển
Đồng bộ phong cách trần và không gian

2. Phải phù hợp với mục đích sử dụng

Trên thị trường có rất nhiều mẫu trần thạch cao khác nhau để khách hàng lựa chọn. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện của gia đình mà có thể lựa chọn được mẫu trần ưng ý, hiệu quả.

  • Phòng khách nhà phố gần đường lớn, có nhiều xe cộ qua lại nên lựa chọn mẫu trần có cách âm tốt.
  • Phòng khách nhà chung cư, biệt thự nên lựa chọn các mẫu trần phòng khách nhập khẩu để mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian.
  • Phòng khách nhà phố, nhà ống,… không cần phải có sự cách âm nhiều hãy lựa chọn các mẫu trần cá tính, độc đáo và phong cách chủ nhân yêu thích.
Trần thạch cao phòng khách nhà phố
Thiết kế trần phải phù hợp với mục đích sử dụng

3. Khung xương trần thạch cao phòng khách

Trong hệ trần, khung xương đóng vai trò quan trọng. Đây là bộ khung nâng đỡ toàn hộ hệ trần giúp cho nó chắc chắn nhất kể cả khi kết hợp với các phụ kiện khác.

Khung xương trần thạch cao thả
Hình ảnh mô phỏng khung xương trần thạch cao thả

Đối với phòng khách, thông thường mỗi tấm trần thạch cao sẽ nặng khoảng 20kg. Kết hợp với các phụ kiện trang trí như đèn chùm, đèn chiếu sáng, quạt,… Thì trọng lượng của nó có thể tăng lên gấp đôi. Bởi vậy, hệ khung xương cần có chất lượng tốt để đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ cũng như việc sử dụng lâu dài.

4. Cách phối màu trần thạch cao phòng khách

Màu sắc là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến tính thẩm mỹ của không gian. Màu sắc cho trần nên ăn nhập với lối thiết kế chung của ngôi nhà. Tuy nhiên, màu sắc của trần nhà nên là màu tươi sáng, nhẹ nhàng như: trắng sữa, hồng nhạt, màu vàng nhạt, xanh lam… Những màu sắc này sẽ giúp phòng khách trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn.

Màu sơn trần thạch cao
Màu sơn trần cần phải đồng nhất với không gian

5. Trang trí trần phòng khách

Có rất nhiều phụ kiện để trang trí trần thạch cao phòng khách. Chẳng hạn như đèn led trang trí, dải đèn âm trần, đèn trần thả, quạt, đèn chùm,.. Bạn nên lựa chọn những phụ kiện chiếu sáng phù hợp để trang trí hài hòa cho ngôi nhà của mình.

Trang trí trần thạch cao phòng khách
Trần phòng khách thường được trang trí với đèn âm tường, đèn led, quạt trần,…

Phòng khách có diện tích nhỏ nên lựa chọn những món đồ trang trí có kích thước vừa phải, không cầu kỳ, long trọng. Điều này nhằm giúp cho trần nhà không bị chói và thoáng đãng hơn. Còn đối với các phòng khách diện tích lớn, cần thiết kế sang trọng, tinh tế nên lựa chọn các mẫu đèn thả trần, quạt trần treo giữa phòng khách.

Trên đây là những thông tin hữu ích về trần thạch cao và tổng hợp 45 mẫu trần nhà đẹp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và lựa chọn mẫu trần nhà của mình.

Còn nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công nội thất trọn gói tại Hà Nội thì hãy liên hệ với An Lộc. Nội thất An Lộc có đội ngũ kiến trúc sư, thợ thi công lành nghề đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ, khoa học từ các món đồ nội thất đến trần thạch cao. An Lộc cũng sở hữu xưởng sản xuất trực tiếp đồ gỗ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí. Hãy gọi ngay: 0966 176 288 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Nội thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin

4.3/5 - (31 bình chọn)

Đăng ký thiết kế tại Nội Thất An Lộc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
MIỄN PHÍ
Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công



    An Lộc sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi nhận được thông tin! Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 176 288

    0966.176.288
    Hotline An Lộc
    Chat Zalo
    Chat Facebook