Gỗ Thông là gì? Có tốt không? Phân loại gỗ Thông

Gỗ Thông được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất đồ gỗ nội thất với nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Vậy gỗ Thông là gì? Loại gỗ này có những đặc điểm gì? Chúng được phân loại như thế nào? Hãy cùng Nội thất An Lộc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về cây gỗ Thông

1.1 Cây gỗ Thông là gì?

Cây gỗ Thông có tên khoa học là Pinaceae. Đây là một loài thực vật hạt trần, thuộc chi Pinus phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu ôn đới. Cây Thông có thân gỗ tròn, cỡ lớn, mọc thẳng đứng. Trên thế giới có hơn 125 loài thông khác nhau có độ tuổi trung bình từ 100 – 1000 năm.

 Vân gỗ Thông tự nhiên rất đẹp và mềm mại, đường vân đều, có màu sắc sáng, phù hợp với nhiều không gian hiện đại và sang trọng.

Gỗ Thông là gì?
Gỗ Thông là gì?

1.2 Nguồn gốc gỗ Thông

Gỗ Thông có xuất xứ từ vùng Bắc bán cầu và đã phát triển sang phần lớn các vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Chủ yếu được tìm thấy ở các dãy núi thuộc tây nam Trung Quốc, miền trung Nhật Bản, California (Hoa Kỳ) và Mexico.

Tại Việt Nam, cây Thông thường được trồng ở các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Mộc Châu và một số địa phương ở miền Bắc. Tốc độ phát triển của cây Thông tương đối nhanh. Bởi vậy, mà nguyên liệu gỗ được cung cấp liên tục cho thị trường.

1.3 Đặc điểm sinh thái của cây gỗ Thông

  • Chiều cao thân cây trung bình từ 30 – 35m. Thân cây thẳng, tròn và có nhiều nhựa.
  • Vỏ cây thường màu đỏ nhạt, nứt dọc sâu.
  • Lõi Thông màu đỏ.
  • Lá cây có màu thẫm, hơi cứng và thô. Chiều dài của lá từ 15 – 25cm. Mỗi cành có 2 lá hình kim. Gốc lá có bẹ vảy dài 1 – 2cm, sống dai.
  • Hoa nón cái chín sau 2 năm.
  • Quả năm thứ nhất vảy quả non không có gai. Năm thứ 2 có hình viên trụ, hay hình trứng, trái xoan đào
  • Mùi thơm nhẹ nhàng, dịu nhé.
gỗ thông
Cây gỗ Thông tự nhiên mọc trong rừng

1.4 Gỗ Thông thuộc nhóm mấy?

Gỗ Thông được xếp vào nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ tự nhiên ở nước ta. Sở hữu độ bền vượt trội, tính thẩm mỹ cao nên ngày càng được nhiều người người yêu thích và chọn lựa.

2. Gỗ Thông có tốt không?

2.1 Ưu điểm

  • Trong gỗ có nhựa tự nhiên ngăn côn trùng phát hoại và kháng sâu tự nhiên. Lớp vỏ gỗ bên ngoài khá bền và được bảo vệ bởi một lớp nhựa.
  • Dễ dàng di chuyển đồ nội thất do gỗ Thông rất nhẹ.
  • Khả năng chịu lực, bám đinh và keo tốt. Ngoài ra để tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ có thể đánh bóng.
  • Dễ dàng trong việc thiết kế và tạo hình do gỗ khá mềm và khả năng bắt vít, đinh ốc tốt.
  • Tuổi thọ của gỗ trên 20 năm.
  • Giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu có sẵn giúp tiết kiệm được chi phí trung gian.
  • Gỗ có lớp gỉ thông có thể sử dụng chống co và nở trong đồ gỗ.

2.2 Nhược điểm

  • Gỗ dễ bị trầy xước, bị vết lõm do cốt gỗ mềm.
  • Nội thất gỗ Thông không thể sang trọng bằng gỗ Óc Chó, gỗ Căm Xe, gỗ Sồi, gỗ Gụ,… Bởi bề mặt của gỗ có nhiều mắt đen.
gỗ thông tấm
Tấm gỗ Thông được xẻ từ cây đã qua xử lý

2.3 Gỗ Thông có chống mối mọt không? Có chịu được nước không?

Câu trả lời là .

Gỗ Thông được đánh giá có khả năng chống mối mọt khá tốt. Bởi trong thớ gỗ Thông có chứa nhựa – giúp xua đuổi côn trùng và chống các loại nấm mốc kí sinh. Mặt khác, trước khi đưa vào sử dụng, gỗ sẽ được tẩm sấy kĩ càng. Đó là lí do vì sao gỗ Thông gần như không bị mối mọt tấn công.

Bên cạnh ưu điểm chống mối mọt tốt, Thông cũng là loại gỗ chống nước, chống ẩm được sử dụng phổ biến trên thị trường. Bản thân gỗ đã có thể chịu được nước, cộng thêm quá trình xử lý sẽ được phủ thêm lớp sơn bề mặt bảo vệ gỗ, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng cường khả năng chống thấm. .

3. Phân loại gỗ Thông

3.1 Gỗ ghép Thông

Nhiều miếng Thông tự nhiên đã qua xử lý ghép lại với nhau được gọi là gỗ ghép Thông. Đây là một thành phẩm phổ biến của gỗ nguyên khối. Giá của sản phẩm này cũng rẻ hơn nhưng độ bền lại cao hơn. Bởi vậy mà sản phẩm này được sử dụng nhiều trong thiết kế, thi công đồ nội thất. Các cạnh của gỗ đều được gia công, sau đó được ghép lại bằng nhiều hình thức. Trong đó, ghép mộng mà liên kết bằng keo chuyên dụng là chủ yếu.

Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ Thông ghép xét về khía cạnh thẩm mỹ:

  • Loại AA: Là loại tốt nhất để sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Loại này chủ yếu được xuất khẩu. Đây là loại gỗ có 2 mặt đều đẹp, các cạnh mềm mịn, màu sắc hài hòa.
  • Loại AB: Loại này có một mặt đẹp (A), mặt còn lại tương đối (B). Loại này phù hợp để gia công, sản xuất đồ nội thất gia đình như: Bàn ăn, cửa, tủ quần áo, tủ bếp,…
  • Loại AC: Loại này có giá khá rẻ với một mặt đẹp (S), mặt này không có mắt chết, không có đường chỉ đen, mặt kia có chất lượng kém hơn (C). Ván gỗ loại AC thường được sử dụng để lát sàn hoặc ốp tường.
gỗ thông ghép
Cận cảnh mặt sàn gỗ Thông ghép

3.2 Pallet gỗ Thông

Pallet là sản phẩm được đóng từ những thanh gỗ tự nhiên. Chúng tạo thành một hệ thống liên kết chắc chắn. Pallet gỗ Thông được sử dụng nhiều trong việc kê hàng, hoặc sử dụng trong trang trí, thiết kế nội thất quán cafe, homestay,… Mang đến vẻ độc đáo cho không gian.

gỗ Thông Pallets
Tấm Pallet gỗ Thông
Homestay Đà Lạt sử dụng gỗ Thông pallets
Homestay Đà Lạt sử dụng gỗ Thông Pallet

=>> Mời quý vị tham khảo thêm nội thất gỗ Thông: Mẫu thiết kế homestay tại Đà Lạt

3.3 Gỗ Thông Trắng

Gỗ có tâm màu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng và hơi vàng nâu. Gỗ có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ để hút ẩm. Vân gỗ không nhiều nhưng khá rõ, có ống tiết, thân gỗ Thông Trắng có nhựa. Loại nhựa này chống sự xâm hại của mối mọt vào các sản phẩm nội thất. Bởi vậy mà chất lượng đồ nội thất từ loại gỗ này khá bền.

gỗ Thông trắng có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ
Gỗ Thông Trắng có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ

Loại gỗ này có tính kháng khuẩn tự nhiên, giá thành lại phải chăng. Bởi vậy mà chúng được sử dụng phổ biến làm đồ nội thất. Chẳng hạn như bàn ăn, cánh tủ, cửa gỗ,…

Tuy nhiên, loại gỗ này tại Việt Nam hầu như đã bị khai thác cạn kiệt. Đa số gỗ Thông Trắng tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước Bắc Âu, Nga, Chile, Canada. So với gỗ Thông Đà Lạt, gỗ nhập khẩu thường trắng hơn do có nhiều dầu hơn.

3.4 Gỗ Thông Vàng

gỗ Thông Vàng có vân đều, đẹp, màu vàng óng, khả năng chịu nhiệt cao
Vân gỗ đều, màu gỗ vàng óng đẹp mắt

Vân gỗ đều, đẹp, dát gỗ có màu vàng óng, khả năng chịu nhiệt cao. Thế nhưng, gỗ Thông Vàng lại không được đánh giá cao, giá thành cũng rẻ hơn loại gỗ trắng. Loại gỗ này có mùi thơm đặc trưng mang đến cho chủ nhân cảm giác thoải mái, thư giãn. Mùi thơm này được duy trì mãi mãi.

3.5 Gỗ Thông Đỏ

Ngoài hai loại gỗ thường thấy trên thị trường còn có gỗ Thông Đỏ. Đây là một loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA trong danh sách gỗ quý cần bảo vệ tại Việt Nam. Loại gỗ này được nhiều người chơi gỗ săn lùng vì đặc tính quý hiếm của nó. Giá trị của Thông Đỏ dao động từ 80 – 100tr VNĐ/1 khối tròn (có thể cao hơn tùy thời điểm và nguồn cung trên thị trường).

Gỗ Thông Đỏ
Gỗ Thông Đỏ thuộc dòng quý hiếm

Cách nhận biết gỗ Thông Đỏ:

Tên khoa học của Thông Đỏ là Taxaceae. Cây có vỏ màu hơi nâu đỏ nhạt, vỏ dày, thân gỗ có màu đỏ, gỗ có nhiều mắt. Cây rất chậm phát triển, tuổi thọ hàng trăm năm chỉ có đường kính không quá 35cm. Gỗ Thông Đỏ có mùi thơm nhẹ. Dát mỏng màu vàng trắng, lõi màu đỏ, không cong vênh hay bị nứt nẻ, tính đàn hồi cao, khả năng chống nước, chống ẩm tốt. Loại gỗ này thường được sử dụng để đóng đồ, làm gỗ xây dựng.

Loại gỗ này rất nặng và cứng (trọng lượng gấp 3 lần các loại gỗ khác), thớ gỗ mịn. Ban đầu khi mới cắt gỗ có màu vàng, sau đó nhựa tiết ra làm gỗ biến thành màu hồng và đỏ. Màu sắc này được giữ nguyên như vậy.

4. So sánh gỗ Thông và gỗ Cao Su

Đặc điểm Gỗ Thông Gỗ Cao Su
Tổng quan Gỗ Thông và Cao Su đều là những loại gỗ nhẹ, có độ bền cao, khả năng chịu lực và chống mối mọt và cong vênh tốt. Do đó, chúng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất điển hình như: làm bàn ghế, cầu thang, bàn thờ, giường, tủ bếp, ốp tường và ốp sàn nhà,…
Ngoài ra, điểm chung của hai loại gỗ này đều là thân thiện với môi trường.
Màu sắc Nhiều màu trắng, vàng, đỏ Sáng màu
Vân gỗ Đẹp, mềm mại, hài hòa. Vẫn đa dạng theo màu gỗ Khá đẹp nhưng không thật sự đồng bộ. Vân gỗ đôi khi xuất hiện khá nhiều mắt sống, thỉnh thoảng có mắt chết.
Giá thành Đắt hơn gỗ Cao Su Nhẹ hơn gỗ Thông
So sánh gỗ Thông và gỗ cao su
Bàn ghế gỗ Thông (bên trái) và gỗ Cao Su (bên phải)

5. Quy trình sản xuất gỗ Thông

Trước khi sử dụng gỗ Thông để sản xuất đồ nội thất đều phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng, màu sắc của sản phẩm. Từ khi nhập sản phẩm thô đến thành phẩm phải trải qua các bước sau:

gỗ Thông tròn được cắt khúc, vận chuyển từ rừng
Quy trình sản xuất gỗ Thông
  • Bước 1 – Xử lý nguyên liệu đầu vào: Gỗ tròn sẽ được cắt xẻ trực tiếp từ trong rừng thông, chưa qua bất kỳ một công đoạn xử lý nào. Gỗ nguyên liệu này sẽ được xử lý thành gỗ nguyên liệu thành phẩm sau khi chuyển đến nhà máy.
  • Bước 2 – Ngâm gỗ Thông: Gỗ tròn sẽ được ngâm trong nước khoảng 20 phút. Công đoạn này nhằm làm mềm lớp vỏ cũng như loại bỏ các bụi bẩm bám trên thân gỗ.
  • Bước 3 – Bóc vỏ gỗ
  • Bước 4: Gỗ sau khi được bóc vỏ sẽ được xẻ thành thanh với kích thước theo yêu cầu. Với một đoạn gỗ tròn thường sẽ là 6 – 7 tấm.
  • Bước 5 – Sấy khô: Công đoạn này nhằm loại bỏ hết các phân tử nước tự nhiên còn tồn đọng trong gỗ nhằm tăng tính chịu ẩm cho sản phẩm nội thất. Gỗ đặt chất lượng theo tiêu chuẩn phải loại bỏ được 85% nước, chỉ giữ lại 15%.
  • Bước 6: Chuyển sản phẩm đã sấy khô đến xưởng sản xuất thành phẩm và sản xuất thành đồ gỗ nội thất.

5. Cách nhận biết các loại gỗ Thông

Có 2 loại gỗ Thông phổ biến hiện nay là Thông 2 láThông 5 lá. Khác với Thông 2 lá xuất hiện nhiều trên thế giới, Thông 5 lá lại là một loại cây quý hiếm chỉ xuất hiện duy nhất ở Việt Nam.

Loại Thông Thông 2 lá Thông 5 lá
Phân bố Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và một số vùng tại Việt Nam. Chủ yếu tại Bắc bộ, Tây nguyên của Việt Nam

Đặc biệt, quần thể Thông 5 lá dài mọc với số lượng khoảng 40 cây trưởng thành tại một khu vực rộng khoảng 2km2 tại xã Xuân Nha, Vân Hồ, Sơn La.

Đặc điểm môi trường sống Loại Thông Hai Lá Dẹp này thường gặp ở độ cao từ 1.200 – 1.500m.

Ở Lâm Đồng người ta thường gặp Thông 2 lá dẹt như cây đại thu cao trên dưới 30m. Đường kính khoảng 1,6m. Một số cây có đường kính tới 2m. Tán của Thông 2 lá khá rộng, sẫm màu, dày và có hình rẻ quạt. Đoạn dưới thân lớn, cành hầu như không có nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá.

Thông 5 lá dài thường mọc ở độ cao thấp hơn, giáp núi. Xuất hiện trong những cánh rừng nguyên sinh rậm, xanh  cùng với các cây thông khác như: Thông Nàng (Dacry Carpus Imbricatus) hay Thông Tre lá dài (Podocarpus neriifolius).

Thông 5 lá có đặc điểm khác biệt so với Thông Pà Cò hay Thông Đà Lạt. Theo các mẫu vật và thông tin từ các chuyên gia về thực vật, Thông 5 lá có thể là Thông Trắng Trung Quốc (Pinus armandii).

Cây Thông trưởng thành thường phân bố rất đều nhau. Cây tái sinh rất hiếm, mới chỉ quan sát được 3 cây con tầm 2 năm tuổi. Phía dưới tầng tán Thông 5 lá là tầng cây gỗ bụi và nhỏ, cao tầm 2-3m. Gồm các loài cây thuộc họ họ Re (Lauraceae); Chè (Theaceae); Và sặt, lau mọc thành một đám dày đặc.

Thân Cây gỗ lớn, cao 30 – 35m, thân thẳng, tròn, có nhiều nhựa.

Vỏ rất dày màu nâu đỏ nhạt, có vết nứt dọc sâu.

Cây gỗ lớn, cao khỏang 30 – 35m, thân thẳng đứng , tròn.

Vỏ dài màu nâu sẫm, nứt dọc sâu.

Cành thô màu đỏ cam.

Lá dài khoảng 2 – 3cm, sau đó là lá nhỏ mọc quanh thân, dài 2 – 2,5cm.

Khi Thông 2 lá ở độ tuổi từ 5 – 20 tuổi (tuổi non), lá dài và bản rộng hơn lá cây trưởng thành, xếp thành hai lưỡi kéo ở đầu canh. Đến khi trưởng thành, lá ngắn và nhỏ lại (dài từ 4 – 5cm) có màu sẫm

Có cụm 5 lá kim dài khoảng 12 – 24cm, buông rủ xuống. Nón của quả lớn, dài từ 8 – 10cm, đường kính khoảng 7cm.

Bên trong quả Thông 5 lá chứa rất nhiều hạt lớn, kích thước trung bình khoảng 0,5x1cm.

Hoa Nón cái chín sau 2 năm.

Vảy ở quả non năm thứ nhất không gai.

Quả năm thứ 2 hình viên trụ hay hình trứng trái xoan dài, có cuống dài khoảng 1 cm.

Mặt vảy hình thoi cạnh sắc mép trên có thể dài dài và hơi lồi, phía dưới dẹt, có 2 ngang và dọc đi qua giữa mặt vảy, rốn hơi lõm.

Nón cái hình trứng viên chuỳ, dài 5-9 cm, thường trụ xuống, đôi khi thì quả hơi bị vẹo.

Vảy quả năm thứ 2 có mắt vảy hơi dài, rốn hơi lồi, đôi khi có những gai nhọn, có 2 đường gờ nổi ngang lên và dọc đi ngang qua giữa mặt vảy nón lá tháng 4 đến 5, hạt chính sau 2 năm

Hạt Hạt Thông 2 lá dẹt có cánh trắng, màu nâu nhạt. Khi chín hạt sẽ phát trán trong phạm vi khá rộng.

Nón quả tồn tại trên cây trong một thời gian dài.

Quả thường chín vào mùa mưa do đó, đây là một khó khăn trong việc thu thập hạt

Hạt có cánh dài 1,5-2,5 cm
Đặc điểm gỗ Gỗ nhẹ, mềm, ít nhựa, có lõi màu sẫm, dác màu vàng nhạt.

Tỷ trọng khoảng 0,670- 0,889.

Gỗ Thông thường dùng trong xây dựng, làm que diêm, tà vẹt, làm trụ điện,…

Gỗ mềm mại, khá nhẹ, màu vàng da cam hơi nhạt, gỗ luôn màu nâu nhạt, có ống tiết.

Tỷ trọng khoảng 0,610 ~ 0,750.

Gỗ dùng trong xây dựng, làm que diêm, làm tà vẹt, trụ điện…

6. Ứng dụng gỗ Thông trong nội thất

Ưu điểm lớn nhất của gỗ Thông là vân gỗ đẹp, giá thành rẻ nên thường được ứng dụng trong thiết kế nội thất. Những sản phẩm nội thất gỗ Thông thường là: Giường, tủ, bàn, ghế, lát sàn nhà, tủ kệ, cửa gỗ, gỗ thông Pallet, phòng xông hơi hay đồ handmade từ gỗ Thông…

Bàn ghế gỗ Thông

bàn ghế gỗ thông
Màu sắc gỗ tươi sáng phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại

Cầu thang gỗ Thông

Thiết kế cầu thang gỗ Thông kết hợp vách kính
Thiết kế cầu thang gỗ Thông kết hợp vách kính

Sàn gỗ Thông

sàn gỗ thông
Mặt sàn tạo vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho phòng khách

Giường ngủ gỗ Thông

Mẫu giường Pallet gỗ Thông
Mẫu giường Pallet gỗ Thông

Kệ giá treo

Decor phòng ngủ với giá gỗ Thông
Decor phòng ngủ với giá gỗ Thông

Hàng rào gỗ Thông

Trang trí cổng với hàng rào gỗ Thông
Trang trí cổng với hàng rào gỗ Thông

Tủ bếp gỗ Thông

Tủ bếp đẹp, hiện đại
Tủ bếp đẹp, hiện đại

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của gỗ Thông, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý vị. Nếu quý vị muốn thiết kế, thi công đồ nội thất hãy liên hệ với Nội Thất An Lộc theo số hotline: 0966 176 288. Tại An Lộc chúng tôi có xưởng sản xuất đồ gỗ trực tiếp sẽ giúp giảm đến 30% chi phí cho khách hàng. Ngoài ra quý vị có thể tham khảo thêm báo giá thiết kế, thi công nội thất tại An Lộc.

Tìm hiểu các loại gỗ khác:

Gỗ tự nhiên Gỗ Óc Chó Gỗ Mun Gỗ Hương
Gỗ Sồi Gỗ Thông Gỗ Sưa Gỗ Trắc
Gỗ Lim Gỗ Căm Xe Gỗ Tần Bì Gỗ Xoan Đào
Gỗ Gụ Gỗ Xá Xị Gỗ Pơ Mu Gỗ Đinh Hương
Gỗ Mít Gỗ Xà Cừ Gỗ Chò Chỉ Gỗ công nghiệp

Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin

4.5/5 - (30 bình chọn)

Đăng ký thiết kế tại Nội Thất An Lộc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
MIỄN PHÍ
Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công



    An Lộc sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi nhận được thông tin! Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 176 288

    0966.176.288
    Hotline An Lộc
    Chat Zalo
    Chat Facebook