Gỗ công nghiệp là gì? Phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là chất liệu được sử dụng phổ biến để thay thế gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Với những ưu điểm tuyệt vời về giá trị thẩm mỹ, quá trình thi công, màu sắc ấn tượng, giá cả hợp lý. Đó là lý do vì sao dòng sản phẩm này được sử dụng rộng rãi thời gian gần đây.

Bài viết dưới đây, Nội thất An Lộc muốn gửi đến quý khách hàng thông tin chi tiết về dòng sản phẩm này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp (hay gỗ ép) là thuật ngữ dùng để phân biệt với gỗ tự nhiên (loại gỗ lấy từ thân cây gỗ). Gỗ công nghiệp sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra những tấm gỗ. Hiểu một cách đơn giản thì gỗ công nghiệp được sản xuất từ thân, ngọn, cành của gỗ tự nhiên. Hai thành phần cơ bản của loại gỗ này làm nội thất hiện nay thường là: Cốt gỗ (chất liệu bên trong) và bề mặt.

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp đã được dán phủ bề mặt

2. Gỗ công nghiệp có tốt không?

Có rất nhiều loại vật liệu gỗ công nghiệp khác nhau. Tùy từng chất liệu mà sẽ có độ bền khác nhau. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của loại gỗ này dao động từ 5 đến 20 năm tùy nhà sản xuất. Gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm như: Đa dạng vân gỗ, giá thành rẻ hơn, khả năng chống mối mọt tốt hơn gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ công nghiệp
Các loại gỗ ép công nghiệp thường sử dụng trong nội thất

3. Các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Nội thất gỗ công nghiệp có loại cơ bản bao gồm:

Mỗi loại ván gỗ công nghiệp đều có những đặc điểm đi kèm với ưu, nhược điểm riêng. Căn cứ vào đó khách hàng có thể phân biệt và chọn các dòng sản phẩm phù hợp nhất. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về các loại gỗ công nghiệp:

3.1 Gỗ công nghiệp MDF 

Các loại gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình . Nó được cấu thành từ bột gỗ từ các nhánh cây hoặc cành cây. Phần cốt gỗ chứa từ 75% là bột gỗ tự nhiên nên chất lượng của nó tốt hơn hẳn gỗ MFC.

Hiện nay, có ba loại gỗ MDF là: MDF thường, MDF chống ẩm (lõi xanh), MDF chống cháy (lõi hồng). Với giá cả hợp lý, có độ bền cao, gỗ MDF được sử dụng nhiều trong nội thất chung cư hay văn phòng.

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Gỗ ép MDF công nghiệp lõi xanh chống ẩm

3.2 Gỗ công nghiệp HDF

Sợi gỗ mật độ cao HDF được sản xuất chủ yếu từ bột gỗ tự nhiên (85% gỗ tự nhiên). Bột gỗ được xử lý ở nhiệt độ cao kết hợp với các chất phụ gia nhằm làm tăng độ cứng, chống mối mọt.

Bề mặt HDF sau khi được cắt theo kích thước thiết kế định hình sẽ được cán phủ một lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp này thường được làm từ Melamine kết hợp với sợi thủy tinh trong suốt. Nó giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, đồng thời giúp bảo vệ bề mặt.

Gỗ HDF có tính thẩm mỹ cao cùng sự chống ẩm ấn tượng nên được dùng trong các không gian hiện đại như tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo, bàn học, bàn làm việc. Ngoài ra, nó còn được dùng làm cửa đi.

Cấu tạo gỗ công nghiệp HDF phủ Laminate
Cấu tạo các loại gỗ công nghiệp HDF phủ Laminate

3.3 Gỗ công nghiệp ván dăm MFC (Okal)

Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard) hay còn gọi là ván gỗ dăm Okal được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (keo, bạch đàn, cao su, gỗ thông). Gỗ nguyên liệu được nghiền nát thành các dăm gỗ kết hợp với keo và ép tạo độ dày. Lớp phủ bề mặt thông thường là Melamine, Veneer, hay Acrylic,… Với ưu điểm là giá thành rẻ, dễ thi công, gỗ MFC có thể được thiết kế làm các sản phẩm nội thất như tủ giày, tủ bếp, tủ quần áo,..

Ngoài ván dăm Okal còn một loại khác là ván dăm định hướng OSB.

Ván gỗ công nghiệp MFC
Ván gỗ công nghiệp MFC được phủ thành các lớp riêng biệt

3.4 Gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép công nghiệp được ép từ những miếng gỗ thật mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp. Ván ép cũng có nhiều loại như ván ép gỗ Bạch Dương, ván ép gỗ sồi trắng, ván ép gỗ tần bì, ván ép gỗ óc chó,…

Gỗ ván ép plywood được dùng để gia công phần thô nội thất gia đình, văn phòng,…

Gỗ Plywood An Cường
Gỗ Plywood An Cường có trọng lượng nhẹ

3.5 Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay ván ghép thanh là gỗ được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ được xử lý hấp sấy trên các thiết bị hiện đại sau đó được ghép lại với nhau bằng công nghệ tiên tiến. Gỗ thành phẩm được cưa, bào, phay, ép, chà và phủ sơn trang trí.

Gỗ ghép thanh có độ bền không thua kém một tấm ván hay gỗ đặc cưa trong rừng tự nhiên. Say khi bề mặt được dán lớp veneer thì diện mạo không khác gì một tấm gỗ đặc. Bởi vậy mà gỗ ghép thanh được ứng dụng rộng rãi để đóng đồ nội thất. Giá thành của loại gỗ này cũng rẻ hơn khoảng 20 – 30% so với gỗ tự nhiên. Trong quá trình sử dụng gỗ không có hiện tượng cong vênh, mối mọt do đã được tẩm sấy.

Gỗ ghép thanh
Ván gỗ ghép thanh theo kích thước định sẵn

3.6 Ván gỗ nhựa (tấm Compact)

Ván gỗ nhựa (hay tấm gỗ nhựa) là một vật liệu mới có tên ký thuật là WPC. Đây là một loại vật liệu tổng hợp được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể là nhựa: HDPE, PVC, PP, ABS, PS,…). WPC còn có thể chưa một số chất phụ gia như cellulose hoặc vô cơ ngoài nhựa và bột gỗ.

Có ưu điểm là chịu ẩm tốt, nhẹ và dễ gia công, gỗ nhựa được ứng dụng cho cả nội và ngoại thất.

Ván gỗ nhựa công nghiệp
Ván gỗ nhựa có nhiều ưu điểm trong thiết kế, thi công

4. Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

4.1 Bề mặt Melamine

Cấu tạo lớp phủ MelamineGồm 3 lớp: lớp giấy nến, lớp phim vân gỗ, lớp phim bảo vệ. Trong đó, lớp vân gỗ rất đang dạng về màu sắc, mang tới thẩm mỹ cho đồ nội thất.

Lớp phủ này có thể chống trầy và chịu nhiệt tốt và dễ thi công. Tuy nhiên nó lại chống nước kém nên được sử dụng cho các sản phẩm văn phòng và nội thất.

gỗ công nghiệp phủ melamine
Cấu tạo bề mặt Melamine

4.2 Bề mặt Laminate

Cấu tạo Laminate: là một loại bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine nhưng dày hơn Melamine rất nhiều. Laminate chủ yếu được dùng phủ lên bề mặt ván mịn gỗ MDF và MFC.

Gỗ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều và đa dạng màu sắc nhưng giá thành khá cao.

Lớp phủ được ứng dụng để thay thế gỗ tự nhiên trong các đồ gia dụng: bàn ghế, tủ bếp, vách ngăn,…

Tấm phủ Laminate gỗ công nghiệp
Tấm phủ Laminate với màu sắc vân gỗ đa dạng

4.3 Bề mặt Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên được bóc ly tâm thành những lát dày từ 0.3mm > 0.6mm. Sau xử lý, gỗ sẽ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp. 

Do được cấu tạo từ gỗ tự nhiên nên Veneer có màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên lớp gỗ mòng dễ bị trầy xước, bong tróc.

Gỗ phủ Veneer công nghiệp
Gỗ phủ Veneer với bề mặt gỗ tự nhiên và cốt gỗ công nghiệp

4.4 Bề mặt Acrylic

Acrylic là loại nhựa poly có màu hoặc trong suốt được tinh chế từ dầu mỏ. Ở một số lĩnh vực bề mặt này được gọi là lớp mica sáng bóng, ấn tượng với độ che phủ hiệu quả.

Ưu điểm của loại bề mặt này chính là chống nước, bền màu dễ lau chùi. Nó được sử dụng nhiều cho các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo,…

Bề mặt mica được ứng dụng rộng rãi trong các vật dụng nội thất
Bề mặt mica được ứng dụng rộng rãi trong các vật dụng nội thất

5. Các thương hiệu gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

  • Thương hiệu gỗ công nghiệp tại Việt Nam: An Cường, Minh Long
  • Thương hiệu gỗ công nghiệp Thái Lan: ThaiGreen, Erado, ThaiXin,…
  • Thương hiệu gỗ công nghiệp Trung Quốc : Morser Amazon, WilSon, Flotex, Morser, Pago,…
  • Thương hiệu gỗ công nghiệp Malaysia: Inovar, Robina, Janmi,…
  • Thương hiệu gỗ công nghiệp Châu Âu: Kronoswiss (Thụy Sĩ), AGT, Camsan (Thổ Nhĩ Kỳ), Egger, Alder (Đức), Quickstep (Bỉ)…

6. So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Lựa chọn ván gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, Nội thất An Lộc xin gửi tới các bạn ưu, nhược điểm của từng loại gỗ để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Gỗ công nghiệp  Gỗ tự nhiên
Ưu điểm  Giá thành rẻ.

Không cong vênh, co ngót.

Thời gian thi công nhanh.

Phù hợp với phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng cao.

Độ bền cao, đặc biệt là chống thấm với nước.

Sự chắc chắn, không bị ọp ép.

Họa tiết, đường vân đặc trưng.

Phong cách ấm cúng, phù hợp với cổ điển, tân cổ điển

Nhược điểm  Độ bền không thể so sánh với gỗ tự nhiên.

Không thể có các đường soi, họa tiết, hoa văn tự nhiên, độc nhất như gỗ tự nhiên.

Giá thành cao: do nguồn tự nhiên ngày càng khan hiếm. Việc chế tác cũng cần làm thủ công.

Cong vênh, co ngót.

Thiết kế nội thất chung cư sử dụng gỗ công nghiệp
Thiết kế nội thất chung cư phòng ngủ sử dụng gỗ công nghiệp

7. Bảng giá gỗ công nghiệp 

Tên loại gỗ công nghiệp  Kích thước tấm  Giá tham khảo 
Ván gỗ Plywood 1220 x 2440mm 130.000 – 355.000 (tùy độ dày và lớp phủ bề mặt)
Ván gỗ MDF 1220 x 2440mm 155.000 – 400.000 (tùy độ dày)
Ván gỗ HDF 1220 x 2440mm

1830 x 1440mm

145.000 – 1.450.000
Ván gỗ Veneer 1220 x 2440mm 270.000 – 3900.000 (tùy độ dày)
Ván MFC phủ Melamine 1220 x 2440mm 290.000 – 500.000 (tùy độ dày)
Gỗ nhựa 140 x 2200mm 150.000 – 2600.000đ/m2
Gỗ ghép 1220 x 2440mm Gỗ ghép cao su : 310.000 – 750.000

Gỗ tràm : 290.000 – 590.000đ

Gỗ xoan: 350.000 – 660.000đ

Gỗ thông: 380.000 – 620.000đ

Lưu ý:Trên đây chỉ là bảng giá tương đối để tham khảo. Bảng giá chính xác phụ thuộc vào thời điểm, thương hiệu, loại cốt gỗ, bề mặt, độ dày kích thước. 

8. Ứng dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

Với giá thành rẻ, độ bề cao mang vẻ đẹp thẩm mỹ không kém gỗ tự nhiên mà gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các gia đình. Dưới đây là những sản phẩm từ ván công nghiệp. Mời quý vị tham khảo để có thêm ý tưởng trang trí cho ngôi nhà của mình:

Bàn văn phòng gỗ công nghiệp MFC hiện đại
Bàn văn phòng ván công nghiệp MFC hiện đại
Nội thất giường ngủ gỗ công nghiệp MDF tinh tế
Nội thất giường ngủ gỗ công nghiệp MDF tinh tế
Cửa gỗ công nghiệp cao cấp
Cửa gỗ công nghiệp cao cấp
Cầu thang gỗ công nghiệp
Cầu thang gỗ công nghiệp
Tủ bếp gỗ An Cường MDF
Tủ bếp gỗ An Cường MDF
Sàn gỗ an cường
Sàn gỗ An Cường

Trên đây là những chia sẻ về gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, Nội Thất An Lộc là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư, thợ thi công lành nghề. Đảm bảo mang đến không gian sống sang trọng, đẳng cấp cho chủ nhân. Hãy liên hệ với An Lộc theo số hotline: 0966 176 288 để nhận được tư vấn từ kiến trúc sư.

Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
MIỄN PHÍ
Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công








    dang ky thiet ke tai noi that an loc

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
    MIỄN PHÍ
    Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công



      An Lộc sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi nhận được thông tin! Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 176 288

      Hotline An Lộc
      Chat Zalo
      Chat Facebook
      Index