Gỗ MDF là gì? Cấu tạo và phân loại ván MDF

Gỗ MDF là gì? Gỗ công nghiệp MDF có những đặc tính gì? Được ứng dụng như thế nào trong thiết kế và thi công nội thất? Hãy cùng công ty thiết kế nội thất An Lộc tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. Là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các sợi gỗ xay nhuyễn và liên kết chúng lại bằng các phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, parafin,…

Đúng như tên gọi của nó, loại ván gỗ công nghiệp này có mật độ gỗ trung bình, đặc hơn các loại ván dăm nhưng không bằng các loại gỗ HDF cao cấp. Loại này thuộc phân khúc phổ thông phù hợp với nhiều nhu cầu người dùng cơ bản hiện nay.

Ván gỗ MDF
Ván gỗ MDF

1.1 Cấu tạo của gỗ MDF

Gỗ MDF được cấu tạo với thành phần cơ bản là: 75% gỗ tự nhiên (gỗ thông, gỗ keo,…), 5 – 10% nước, 10 – 15% các loại keo kết dính và dưới 1% là các chất phụ gia khác như: chất chống trầy xước, chất làm cứng, chất chống mối mọt, Parafin…

1.2 Quy trình sản xuất ván gỗ MDF

Nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp MDF là những mảnh vụn, nhánh cây từ các loại gỗ tự nhiên được nghiền thành các sợi nhỏ gọi là Cellulose. Sau khi loại bỏ tạp chất, các sợi này tiếp tục được đưa vào máy trộn với chất kết dính, bột sợi gỗ, keo đặc chủng, chất bảo vệ gỗ, Parafin wax, bột độn vô cơ… Ép thành những ván gỗ có độ dày khác nhau từ 3ly – 25ly. Kích thước mỗi tấm ván phổ biến là 1.22m x 2.44m.

Việc sản xuất ván MDF có 2 quy trình:

  • Quy trình khô: Bột gỗ khô trong máy trộn được phun thêm keo và phụ gia sau đó sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sau đó sẽ được máy rải – cào thành 2 – 3 tầng tùy theo kích cỡ, khổ, độ dày của ván. Theo dây chuyền, chúng được chuyển qua máy ép có gia nhiệt và thực hiện ép nhiều lần. Lần 1 ép sơ bộ cho cả 3 lớp riêng biệt: lớp trên, lớp thứ 2, lớp thứ 3. Lần 2 là ép cả ba lớp lại với nhau. Ván được xuất ra sau khi ép, cắt bỏ biên, chà nhám, phân loại.
  • Quy trình ướt: Khác với quy trình sản xuất MDF khô, bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vòn thành dạng vẩy. Ngay sau đó chúng được rải – cào và đưa lên mâm ép nhiệt một lần nhằm tạo độ dày sơ bộ. Các tấm này được đưa đến cán hơn ở nhiệt độ cao nhằm nén chặt hai mặt và loại bỏ hết lượng nước còn lại.
Quy trình sản xuất gỗ MDF trong nhà máy
Quy trình sản xuất gỗ MDF trong nhà máy

1.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ MDF

Để đánh giá chất lượng ván MDF người ta thường dựa vào nồng độ các chất phụ gia, hóa chất được sử dụng. Lượng chất này cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Trong đó keo formaldehyde là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Bởi vậy, đánh giá MDF người ta thường thông quan nồng độ Formaldehype:

  • Tiêu chuẩn E2: Nồng độ formaldehyde thường ở mức cao nhất. Chúng đa phần được sản xuất nội địa, một số nước Đông Nam Á, Trung Phi.
  • Tiêu chuẩn E1 – E0: Nồng độ formaldehyde ít hơn E2 được sản xuất tại các nước Châu Á đang phát triển.
  • Tiêu chuẩn Carb P2: Dòng sản phẩm gỗ cao cấp có chứa rất ít formaldhype. Chúng chủ yếu được xuất sang Mỹ, EU.

Tỉ trọng và khối lượng của ván MDF:

Độ dày – khối lượng MDF trên đơn vị diện tích
STT Độ dày Khối lượng
1 6.5mm 5kg/m2
2 9mm 6.3kg/m2
3 12mm 8.4kg/m2
4 16mm 11kg/m2
5 19mm 14kg/m2

 

Tiêu chuẩn tỉ trọng ván MDF 
STT Tiêu chuẩn Tỉ trọng
1 Tỉ trọng trung bình 700 – 800kg/m3
2 Tỉ trọng lõi 600 – 700kg/m3
3 Ti trọng bề mặt 1000 – 1100kg/m3
4 Tỉ trọng MDF (HDF) Trên 800kg/m3
5 Tỉ trọng MDF nhẹ (LDF) Dưới 650kg/m3
6 Tỉ trọng MDF siêu nhẹ (ULDF) Dưới 550kg/m3

2. Ván gỗ MDF có mấy loại?

2.1 Ván gỗ MDF thường

Đây là loại gỗ MDF phổ biến nhất trong 3 loại. Tất cả các tấm ván ép này đều có đặc điểm dễ nhận biết là màu trắng đục tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi do giá cả phải chăng và phù hợp với nhiều nhu cầu người dùng. Để phù hợp với tính thẩm mỹ, mặt gỗ còn được phủ sơn bóng PU hoặc các lớp hoàn thiện trang trí bằng Melamine hoặc Laminate để mang lại vẻ hiện đại hơn.

mdf là gì
Lõi MDF thường có màu nâu đặc trưng

2.2 Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm

Ván gỗ MDF lõi xanh chống ẩm sử dụng chất kết dính là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI chứ không dùng keo UF thông thường. Một yếu tố khác để loại gỗ này có thể chống nước tốt chính là lực ép cao. Lực ép cao khiến các khoảng trống càng ít, sẽ hạn chế được nước xâm nhập.

Loại gỗ này có lõi xanh đặc trưng nhằm phân biệt với gỗ MDF thường. Bên cạnh đó, gỗ MDF chống ẩm cũng có giá thành cao hơn các loại MDF thường.

gỗ mdf lõi xanh
MDF chống ẩm lõi màu xanh

2.3 Gỗ MDF lõi hồng chống cháy

Ván MDF chống cháy bên cạnh thành phần cấu tạo cơ bản còn được bổ sung thêm các phụ gia chống cháy nhằm giảm khả năng bắt lửa và lan truyền của vật liệu. Trên thực tế, vật liệu này không thể chống cháy hoàn toàn mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa. Loại ván gỗ công nghiệp MDF chống cháy được sử dụng rộng rãi làm cửa, vách ngăn,… ở khách sạn, tòa nhà văn phòng, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng,…

ván mdf
Ván MDF lõi hồng có tác dụng chống cháy

3. Ưu, nhược điểm của MDF

3.1 Ưu điểm

  • Thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên: Do được cấu tạo từ các tấm gỗ vụn và cành cây thừa.
  • Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
  • Luôn sẵn hàng, số lượng dồi dào.
  • Khả năng chống mối mọt tốt, ít bị hư hại bởi côn trùng.
  • Tấm ván nhẵn mịn, dễ dàng sơn, dán, in trang trí lên bề mặt.
Nội thất gỗ MDF
Nội thất gỗ MDF đẹp, hiện đại

3.2 Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm vượt trội thì gỗ MDF cũng có những hạn chế nhất định sau đây:

  • Khả năng chịu nước kém với loại MDF thường. Gỗ MDF lõi xanh phủ Melamine có khả năng chống ẩm tốt hơn. Tuy nhiên khả năng này không thể so với gỗ tự nhiên.
  • Độ cứng của MDF tốt, tuy nhiên độ dẻo dai gần như là không có.
  • Việc trạm trổ hoa văn như gỗ tự nhiên là không thể.
  • Có giới hạn về độ dày của gỗ. Phải ghép nhiều tấm gỗ lại khi muốn làm đồ vật có độ dày cao.
gỗ công nghiệp mdf
Nội thất gỗ MDF phòng bếp hiện đại

4. Bảng giá gỗ MDF

Gỗ MDF được biết đến là loại gỗ công nghiệp có mức giá phổ thông, không quá đắt đỏ, phù hợp với kinh tế của người mua. An Lộc xin chia sẻ bảng giá ván MDF dưới đây để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Bảng giá gỗ MDF
Loại Kích thước Giá
Loại 5mm 1220 x 1440mm 150.000đ/m2
Loại 9mm 1220 x 1440mm 175.000đ/m2
Loại 12mm 1220 x 1440mm 210.000đ/m2
Loại 15mm 1220 x 1440mm 260.000đ/m2
Loại 6mm chống ẩm 1220 x 1440mm 175.000đ/m2
Loại 12mm chống ẩm 1220 x 1440mm 290.000đ/m2
Loại 15mm chống ẩm 1220 x 1440mm 355.000đ/m2
Loại 17mm chống ẩm 1220 x 1440mm 370.000đ/m2

Lưu ý: Bảng giá gỗ trên thỉ là giá tham khảo và ước lượng cho khách hàng. Giá gỗ MDF thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước, thương hiệu, lớp phủ 1 mặt, 2 mặt, đơn vị thi công,…

5. Các lớp phủ bề mặt MDF

5.1 Gỗ MDF phủ Melamine

Melamine được xem là một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp. Với công nghệ kết dính tạo nên những bề mặt khác nhau. Gỗ MDF phủ Melamine có nhiều ưu điểm như: đa dạng về màu sắc, chống thấm nước, chống va đập, dễ vệ sinh và thân thiện với môi trường.

Các ván MDF phủ Melamine
Tấm MDF phủ Melamine

5.2 Ván MDF phủ Laminate

Laminate là lớp phủ bề mặt có độ bền, tính thẩm mỹ cao. Chất liệu này có khả năng chịu nước, chịu lửa tốt, chống va đập, chống xước, chống ăn mòn, mối mọt,… với cấu tạo 3 lớp. Chính vì thế ván MDF phủ Laminate rất được ưa chuộng trong nội thất hiện nay. Laminate có cấu tạo như Melamine nhưng khác ở lớp tạo kiểu vân gỗ và màu sắc.

Tấm MDF phủ Laminate vân gỗ đa dạng
Tấm MDF phủ Laminate vân gỗ đa dạng

5.3 MDF phủ Acrylic

Acrylic ở Việt Nam thường được gọi là gỗ bóng gương hay sản phẩm gỗ Acrylic bóng gương. Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, có thể trong suốt hoặc có hơn 50 màu sắc khác nhau. Phong phú về màu sắc, dễ uốn cong tạo hình, chịu nhiệt tốt là những điểm ưu việt của tấm MDF phủ Acrylic.

Mặt ván MDF phủ bề mặt Acrylic bóng đẹp

5.4 Gỗ MDF phủ Veneer

Veneer (hay còn gọi là váng lạng) thường mỏng hơn 3mm được nạo ra từ cây gỗ tự nhiên. Veneer dùng để dán lên các tấm lõi thô (MDF, MFC, gỗ ghép cao su, gỗ ghép tạp, gỗ dăm,…) nhằm tạo độ phẳng và có được một tấm ván Veneer hoàn chỉnh không khác gì các loại gỗ tự nhiên.

mdf phủ veneer
MDF phủ bề mặt Venneer tự nhiên

6. Gỗ MFC và gỗ MDF gỗ nào tốt hơn?

Gỗ MDF và gỗ MFC đều là những dòng gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất hiện đại. Làm sao để phân biệt và sử dụng đúng chức năng của từng loại gỗ thì không hẳn ai cùng biết. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn những thông tin để phân biệt hai loại gỗ này.

Tiêu chí Ván gỗ MDF Ván gỗ MFC
Cấu tạo Gồm các sợi và bột gỗ ép chặt lại bằng chất kết dính Gồm cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine
Độ dày cốt gỗ Độ dày 5.5mm, 6mm, 12mm, 15mm và 17mm Độ dày từ 18 – 25mm, dày hơn MDF
Dễ sản xuất MDF dễ cắt và tạo hình hơn so với MFC. Mất thời gian hơn nếu chọn gỗ MFC cho các thiết kế.
Giá cả Giá cao hơn gỗ MFC nhưng vẫn bình dân. Có Giá thấp hơn MDF và khá rẻ.
Gỗ công nghiệp MDF và MFC
Gỗ công nghiệp MDF và MFC

7. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF trong nội thất

Trong sản xuất, thiết kế và thi công nội thất, ván công nghiệp MDF được sử dụng rất nhiều. Đây là loại gỗ có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Gỗ MDF được sử dụng để sản xuất sản phẩm nội thất với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Các sản phẩm chủ yếu thường là: Bàn, giường ngủ, tủ quần áo, kệ sách, kệ tivi, tủ bếp, nội thất văn phòng…

6.1 Bàn học, bàn làm việc, bàn ăn,…

Những mẫu bàn học, bàn làm việc, bàn ăn từ gỗ công nghiệp MDF toát lên vẻ hiện đại mà vẫn sang trọng. Những thiết kế trẻ trung với vân gỗ tương tự như gỗ tự nhiên làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

Bàn làm việc giám đốc gỗ MDF
Bàn làm việc giám đốc lõi MDF phủ melamine
Cụm bàn làm việc nhân viên gỗ MDF
Cụm bàn làm việc nhân viên gỗ MDF

6.2 Thiết kế, thi công tủ bếp gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF được sử dụng trong các thiết kế tủ bếp nhờ khả năng chống ẩm và độ bền tốt của mình. Các mẫu tủ bếp bằng gỗ MDF đa dạng về kiểu dáng: chữ I, chữ L, chữ U,… với kiểu dáng từ đơn giản, hiện đại cho đến cao cấp.

Tủ bếp chữ U gỗ MDF
Tủ bếp MDF chữ U

6.3 Tủ giày, kệ trang trí

Tủ giày, kệ trang trí bằng gỗ MDF thường được thiết kế thông minh, màu sắc trang nhã. Vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa có tính thẩm mỹ cao trong các không gian hiện đại.

Tủ giày gỗ công nghiệp
Tủ giày gỗ công nghiệp

6.4 Nội thất phòng ngủ gỗ MDF

Nội thất phòng ngủ gỗ MDF ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Combo nội thất phòng ngủ có giá thành phù hợp, đặc biệt là các gia đình trẻ. Bên cạnh đó, nó còn mang tới sự đồng điệu cho căn phòng.

Phòng ngủ gỗ công nghiệp
Phòng ngủ gỗ MDF cao cấp

Không gian nội thất trở nên hiện đại, sang trọng hơn với gỗ công nghiệp MDF. Gỗ có giá thành hợp lý nên phù hợp với rất nhiều gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên đây của An Lộc sẽ giúp bạn biết được các đặc tính, cách sử dụng để đặt được nhiều ưu điểm của loại gỗ này.

4.4/5 - (38 bình chọn)
Cập nhật lần cuối lúc: 20/08/2024 15:00 bởi Đỗ Xuân Toàn.

Đăng ký thiết kế tại Nội Thất An Lộc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG
MIỄN PHÍ
Nhận báo giá chi tiết các công trình đã thi công



    An Lộc sẽ liên hệ với bạn ngay sau khi nhận được thông tin! Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0966 176 288

    0966.176.288
    Hotline An Lộc
    Chat Zalo
    Chat Facebook